Tại văn bản trên, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh văn bản báo cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ về tiến độ xử lý giải quyết vướng mắc dự án trong tháng 3/2024 và việc xin gia hạn thời gian xử lý dự án.
Đồng thời, cập nhật ý kiến của Cục Thuế để tổng hợp, rà soát các báo cáo; đôn đốc doanh nghiệp sớm có báo cáo liên quan dự án; tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý dự án trong tháng 3.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu có Công văn số 722/SKHĐT – ĐTDN ngày 1/3/2024 báo cáo liên quan dự án Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel (dự án trọng điểm tháng 3/2024) và Công văn số 1772/CTBRV –HKDCN ngày 28/2/2024 của Cục Thuế tỉnh về việc tiền thuê đất thực hiện dự án của Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam).
Ảnh minh họa |
Theo tìm hiểu, dự án Saigon Atlantis Hotel do Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam làm chủ đầu tư, được triển khai trên diện tích đất rộng hơn 297 ha và hơn 600 ha diện tích mặt nước biển.
Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2007 với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và đến năm 2009, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 4,1 tỷ USD.
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ gồm khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, các khu vui chơi người lớn, trẻ em, khu mua sắm cao cấp, trung tâm hội nghị, khu thể dục thể thao, biệt thự cao cấp...
Tuy nhiên, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay, dự án chưa thể khởi công. Nguyên nhân chính theo nhà đầu tư cũng là do giá đất tăng lên quá cao.
Trong một báo cáo gửi UBND tỉnh vào tháng 6/2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 2 phương án xử lý đối với Saigon Alantis Hotel: Chấm dứt hoạt động dự án trước thời hạn hoặc giảm diện tích dự án (cho phép nhà đầu tư thực hiện trên phần diện tích đã ứng 98 tỷ đồng tiền thuê đất).
Tiếp đó, vào tháng 7/2020, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức buổi làm việc xử lý việc chậm triển khai đối với dự án. Tại buổi làm việc này, Winvest Investment không thống nhất việc giảm quy mô dự án, thay vào đó đề nghị tiếp tục triển khai.
Từ ngày 21/3, Công ty Cổ phần Vinhomes chínhthức niêm yết thông tin giá và chính sách của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) công khai trên website Vinhomes Market để phục vụ khách hàng và nhà đầu tư tìm hiểu và tra cứu thông tin chính xác.
Lọt danh sách các dự án chung cư chứng kiến giá rao bán tăng mạnh tại Hà Nội có: Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City với giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%...
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 74.400 tỷ đồng, tương đương gần 3 tỷ USD; trong đó, chi phí đầu tư xây dựng là 60.200 tỷ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 14.200 tỷ đồng.
Trong 2 liên danh lọt qua vòng sơ loại dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở hơn 4.600 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế, nổi lên 2 cái tên vừa quen vừa lạ trên thị trường bất động sản, đó là DOJI và Contecons.
Theo phê duyệt, dự án được triển khai tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư 1.807 tỷ đồng.
Vinhomes Grand Park đang dần trở thành điểm đến du lịch, giải trí sầm uất nhất khu Đông TP.HCM. Đây là nền tảng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giao thương mang lại bức tranh kinh tế sôi động và là bệ phóng cho dịch vụ du lịch, lưu trú.
Theo phê duyệt, danh mục các công trình, dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Nam Từ Liêm gồm 122 dự án với tổng diện tích là hơn 692 ha đất; trong đó có nhiều dự án bất động sản.
Nhật Bản- một trong năm vùng đất Blue Zones trên thế giới gọi khoáng nóng là "nước của các vị thần" bởi thói quen tắm khoáng nóng giúp họ sống thọ, sống khỏe. Tại vùng đất Blue Zones đầu tiên của Việt Nam, Ecovillage Saigon River, cư dân cũng sẽ được trị liệu khoáng nóng tại gia với tổ hợp khoáng nóng 5.500m2 và dòng khoáng nóng dẫn vào từng căn biệt thự.
Việc thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở không vượt quá 30% số lượng dự án và 20% tổng diện tích nhu cầu phát triển dự án nhà ở được phê duyệt của chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2030.
Do có nhiều nhà đầu tư cùng đăng ký thực hiện một dự án và đều đáp ứng sơ bộ về năng lực, cho nên để lựa chọn chủ đầu tư, nhiều tỉnh buộc phải tiến hành thay đổi phương thức lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.