Thông tin trên được UBND TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết tại Báo cáo Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Ảnh minh họa
Tại báo cáo trên, UBND TP.Đà Lạt cho biết, giai đoạn 2015-2018, thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục, lượng giao dịch bất động sản tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó.
Đến năm 2019, bắt đầu giai đoạn đại dịch COVID-19, cả nước đi vào chương trình chống dịch, nhiều dự án chậm hoặc không được triển khai, thị trường đi vào thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư vào bất động sản tại Đà Lạt vẫn còn rất lớn, góp phần giúp thị trường bất động sản của tỉnh giai đoạn 2019-2020 giữ được đà tăng trưởng. Cụ thể, trong năm 2020, trên địa bàn có 2384 giao dịch đất nền và 1767 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng.
Giai đoạn năm 2021 đến đầu năm 2022 là giai đoạn bùng nổ của thị trường bất động sản Lâm Đồng, hoạt động giao dịch sôi động. Cụ thể, trong năm 2021, thành phố có 2536 giao dịch đất nền, và 1566 giao dịch nhà ở, được đăng ký biến động chuyển nhượng; quý 1/2022, toàn thành phố có 1342 lô đất nền và nhà ở được giao dịch thành công;
Đáng chú ý, từ quý 2/2022, Chính phủ ban hành các chính sách tài khóa và tiền tệ như siết chặt tín dụng bất động sản nhằm giảm nguy cơ sốt giá ảo, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có các giải pháp kịp thời để kiểm tra, ngăn chặn tình trạng "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; qua đó, trong năm 2022 đã cơ bản kiểm soát được tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ, góp phần đưa bất động sản về giá trị thực; kéo theo đó là sự suy giảm của thị trường bất động sản thành phố.
Đến nửa cuối năm 2022, nhất là trong quý 4/2022, thị trường bất động sản đối diện với nhiều khó khăn về tài chính, thủ tục pháp lý, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, lượng giao dịch giảm mạnh. Tổng giao dich trong năm 2022 là 4185 giao dịch (gồm 2230 giao dịch nhà ở và 1955 lô đất nền);
Đến năm 2023, trên địa bàn thành phố chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
“Các giao dịch bất động sản chủ yếu là các giao dịch nhỏ, mua bán giữa các hộ dân. Giá giao dịch bất động sản thường biến động theo từng khu vực và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí địa lý, các tiện ích xung quanh, tình trạng kinh tế, cũng như số lượng các bất động sản. Các khu vực có giá trị cao hơn do nhiều nguyên nhân như nằm gần trung tâm thành phố, có nhiều tiện ích, trường học hoặc có định hướng tăng trưởng trong tương lai. Trái lại, một số khu vực khác có thể có giá thấp hơn vì không có các điều kiện thuận lợi”, UBND TP.Đà Lạt cho biết.
Giai đoạn từ năm 2015 - 2020, Đà Lạt có 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị được cấp chủ trương đầu tư trên địa bàn thành phố, tổng vốn đăng ký thực hiện 723,03 tỷ đồng, quy mô diện tích đất 2.13ha.
Ngoài ra, còn có 7 dự án bất động sản được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Nội dung điều chỉnh chủ yếu: quy mô, tiến độ, vốn đầu tư và các nội dung khác.
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi. Do đó, gói 120 ngàn tỷ đồng nên dành cho cả khách hàng đã mua những dự án đã hoàn thành nhưng chưa được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Mặc dù đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 thì Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 mới có hiệu lực thi hành, do vậy đến nay việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc.
Cần có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền. Cùng với đó là tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.
Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng ở hầu hết các lĩnh vực đều giảm thì 2 tháng đầu năm nay, bất động sản và chứng khoán tiếp tục hút mạnh nguồn vốn.
Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền 190 tỷ USD được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
Thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường.
Không chỉ “vắng bóng” dự án mở bán mới ở một số phân khúc, việc nhiều chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng càng khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng.