Thông tin trên được Vndirect đưa ra tại Báo cáo cập nhật về thị trường bất động sản tháng 3/2024 với tiêu đề: “Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, từng bước tiến lên từ năm 2024”.
Tại báo cáo trên, công ty chứng khoán này cho biết, nửa cuối năm 2023, nhu cầu nhà ở tại thị trường Hà Nội và TP.HCM đều có những diễn biến tích cực khi tỷ lệ hấp thụ trên 100% (số lượng căn bán được nhiều hơn nguồn cung mới trong một kì).
Cụ thể, tại TP.HCM, mặc dù số lượng căn hộ bán được trong năm 2023 giảm 59% so với cùng kỳ, tuy nhiên, số lượng căn hộ bán ra trong nửa cuối năm 2023 vẫn cao hơn 101% so với nửa đầu năm 2023. Tỷ lệ hấp thụ cũng có dấu hiệu cải thiện trong nửa cuối năm 2023, đạt 108% so với 59% trong nửa đầu năm 2023.
Tương tự, tại Hà Nội, cả nguồn cung mới và doanh số bán được đều cải thiện rõ rệt qua các quý, với tỷ lệ hấp thụ trên 100%. Đáng chú ý, giá căn hộ trung bình tại Hà Nội tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 53,2 triệu đồng/m2 (2.190 USD/m2) do thiếu hụt nguồn cung tại phân khúc bình dân và trung cấp.
Trong khi đó, giá căn hộ tại TP.HCM giảm 2%, xuống còn 61,4 triệu đồng/m2 (2.500 USD/m2) do giá nhà trung bình của phân khúc cao cấp giảm, chiếm 84% tổng nguồn cung năm 2023.
Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của Vndirect, thời gian qua, mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở khi xu hướng thiếu hụt nguồn cung ở phân khúc tầm trung và dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp tiếp tục diễn ra.
Trước thực trạng trên, để cân bằng cung cầu trên thị trường, tháng 4/2023, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch “Đầu tư xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021-2030”.
Theo đó, các địa phương đặt mục tiêu hoàn thành 1.062.000 nhà ở xã hội trong năm 2030 (trong đó, đặt mục tiêu hoàn thành 428.000 NOXH trong giai đoạn 2021-2025). Tuy nhiên, đến tháng 12/2023, có khoảng 46 dự án hoàn thành (~20.210 NOXH), đạt 4,7% kế hoạch giai đoạn 2021- 2025.
Cùng với đó, chính quyền các địa phương đang nỗ lực tháo gỡ vướng mắc cho các dự án; Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi đã được thông qua vào tháng 11/2023, Luật Đất đai sửa đổi được thông qua vào tháng 1/2024 cũng sẽ giúp tháo gỡ nhiều nút thắt trên thị trường.
“Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực giải quyết 3 nút thắt lớn nhất trên thị trường bất động sản nhà ở trong năm 2023 và đã xuất hiện những kết quả tích cực nhất định. Chúng tôi tin rằng thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường”, Vndirect khuyến nghị.
Nhu cầu mua bất động sản sẽ cải thiện do lãi suất cho vay giảm
Đề cập đến triển vọng của thị trường trong những năm tới, báo cáo của Vndirect cho biết, thị trường xây dựng nhà ở vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn cùng với quá trình đô thị hoá nhanh tại Việt Nam.
Hiện tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam ghi nhận tăng trưởng nhanh từ 30,5% trong năm 2010 lên 40% vào năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Bộ Xây dựng kì vọng dân số thành thị sẽ đạt 45% tổng dân số vào năm 2025 và hơn 50% vào năm 2030.
Mặt bằng lãi suất giảm được kỳ vọng hỗ trợ nhu cầu mua nhà tăng trở lại. Nguồn: Vndirect
Điều đáng mừng là hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các chủ đầu tư và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu mua nhà tích cực hơn trong thời gian tới.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 2,0-2,5 điểm % kể từ đỉnh và qua đó giảm bớt gánh nặng lãi vay lên các chủ đầu tư dự án bất động sản, do vậy dự báo biên lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp bất động sản sẽ có sự phục hồi trong các quý tới.
“Việc tín dụng tiêu dùng bất động sản tiếp tục giảm phản ảnh sự thận trọng của người mua nhà. Tuy nhiên, với việc lãi suất thế chấp thả nổi trung bình tại các NHTM hiện ở mức khoảng ~11%/năm, từ mức đỉnh là 13-14%/năm, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu mua bất động sản sẽ cải thiện trong những tháng tới, từ đó cải thiện dòng tiền của các chủ đầu tư.
Ngoài ra, hiện tại, nhiều chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh cũng đã đưa ra các điều khoản thanh toán với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ nhu cầu của người mua nhà”, báo cáo nêu rõ.
Không chỉ “vắng bóng” dự án mở bán mới ở một số phân khúc, việc nhiều chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng càng khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng.
Theo đó, sẽ vẫn còn khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại chỉ có đất khác không phải là đất ở, hầu hết là các dự án có quy mô diện tích lớn hoặc rất lớn, thuộc trường hợp đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác không phải là đất ở, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Thị trường bất động sản Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 16.000 - 18.000 căn hộ trong năm 2024, 90% tập trung ở khu Đông và khu Tây. Phân khúc cao cấp đang tiếp tục “dẫn dắt” thị trường.
Nếu như trước đây, đa phần người dân cho rằng căn hộ là loại hình mua bán không sinh lời, chỉ có lỗ còn lựa chọn đầu tư nhà đất thổ cư mới là phương án tối ưu bởi dễ thanh khoản và khả năng sinh lời cao thì hiện nay, việc đầu tư căn hộ rồi cho thuê lại đã trở thành xu hướng phổ biến tại các thành phố lớn.
2 tháng đầu năm nay, nguồn cung chung cư mới ở TP.HCM và các tỉnh vùng ven tiếp đà giảm, chỉ bằng 66% so với cùng kỳ; trong khi đó, lượng tiêu thụ cũng giảm 53% nhưng giá vẫn tăng cục bộ ở một số khu vực.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được giao phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án để Chính phủ trình Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác.
Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.
Thay vì chỉ được bán và cho thuê 3-5 bất động sản trong một năm, Bộ Xây dựng đề xuất cá nhân kinh doanh bất động sản thực hiện giao dịch theo pháp luật về dân sự, pháp luật về công chứng và phải kê khai nộp thuế theo quy định.
Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định về việc thành hay bại của đề xuất lần này nếu được đưa vào áp dụng nhưng một điều chắc chắn là đề xuất này có thể khiến thị trường giảm sức hấp dẫn đối với những người mua nhà tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn.
Giữa năm 2025, khi các bộ luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản mới với các quy định theo hướng “gỡ khó” cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chính thức có hiệu lực, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực, theo chuyên gia.