Linh hoạt kinh tế mang đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Cụ thể, Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 128,4 triệu USD, chiếm 4,6%.
Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá cao về các yếu tố về chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với việc kiểm soát các yếu tố vĩ mô như ngoại hối hay lãi suất, Chính phủ đã thành công khi duy trì ổn định tỷ giá và giảm lạm phát hiệu quả. Việc giữ ổn định giá trị đã củng cố thêm sự yên tâm của phía nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Với mức lãi suất ổn định, việc vay vốn các dự án đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích mua sắm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Đồng hành cùng chính sách tiền tệ, Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tài khóa theo hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, kể đến như điều chỉnh giảm 2% thuế suất GTGT cho hầu hết các mặt hàng, gia hạn thời hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất trong năm 2023, giảm tiền thuê đất nộp trong năm 2023. Sang năm 2024, Chính phủ định hướng duy trì chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng chính sách tiền tệ với mục tiêu đảm bảo thu ngân sách song hành với hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, kích thích tăng trưởng.
Về chính sách của Chính phủ với lĩnh vực Bất động sản, Thủ tướng nhấn mạnh, trong hoàn cảnh khó khăn, chính sách phải dựa trên tinh thần “hòa hợp lợi ích, chia sẻ rủi ro”. Năm 2023, nhiều nghị định, nghị quyết được thông qua nhằm hỗ trợ thị trường như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị quyết 33/NQ-CP, gói 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, Thông tư 06/2023/TT-NHNN, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật đất đai đã được thông qua. Các chính sách này được kỳ vọng tăng tính dự báo và ổn định cho thị trường bất động sản, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư.
Ông Nguyễn Trọng Toàn, Quản lý Bộ phận Đầu tư, Savills Hà Nội nhận định: "Việt Nam thể hiện sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà còn trong bối cảnh vĩ mô, nơi kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, với lĩnh vực Bất động sản, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các Nhà đầu tư và Nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt”.
Sức hấp dẫn trải dài trên các phân khúc
Ông Toàn nhận định mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại. “Đơn cử, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao. Lợi thế của các Chủ đầu tư nước ngoài là về thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cùng tiêu chuẩn và chất lượng xây dựng nên các sản phẩm phát triển dù ở phân khúc cao cấp vẫn luôn được thị trường đón nhận tích cực”.
Ông Nguyễn Trọng Toàn, Quản lý Bộ phận Đầu tư, Savills Hà Nội |
Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản văn phòng cũng nhận được nhiều sự chú ý. Theo quan sát của Savills, thị trường chứng kiến tăng trưởng nguồn cầu từ khối doanh nghiệp năng lượng, sản xuất và tư vấn, góp phần duy trì tỷ lệ lấp đầy ổn định. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, xu hướng thị trường văn phòng mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đầu tư và định vị sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, kể đến các chứng chỉ như LEED, WELL, BREEAM,... Riêng với thị trường Hà Nội, ông Toàn cho biết các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu mở rộng phạm vi đầu tư tại các khu vực đang phát triển của thành phố thay vì tập trung tại các quận trung tâm nhằm đón bắt xu hướng dịch chuyển của các nhóm văn phòng cơ quan hành chính công tư, sự phát triển của hạ tầng giao thông thành phố, và xu hướng tập trung dân cư tại các dự án đại đô thị bao quanh thành phố.
Đối với lĩnh vực bán lẻ, sự gia nhập của các ông lớn về mảng bán lẻ đã nổi bật sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn đang tích cực tìm kiếm quỹ đất để triển khai các dự án bất động sản thương mại dịch vụ hiện đại với quy mô lớn, tập trung vào trải nghiệm của người tiêu dùng. Vào đầu tháng 2/2024, ông trùm bất động sản bán lẻ Central Pattana – một thành viên của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group – đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập thị trường bán lẻ sôi động này. Trước đó, THISO sau khi mở đại siêu thị Emart thứ ba tại TP. HCM đã cho thấy chiến lược mở rộng đại siêu thị thứ 4 tại phía Bắc với việc mua lại quỹ đất rộng 2.4 héc ta tại Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Thị trường khách sạn đang trên đà phục hồi. Theo Báo cáo Thị trường của Savills Việt Nam Q4/2023, chỉ trong năm 2023, Việt Nam đón 120,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 19% theo năm. Lượng khách quốc tế đạt 12,6 triệu lượt, tăng 3 lần so với 2022. Cũng theo báo cáo này, công suất thuê và giá thuê khách sạn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều ghi nhận mức tăng. Cụ thể, công suất thuê tại Hà Nội tăng 21 điểm % theo năm với giá thuê trung bình theo đêm tăng 28% theo năm. Tương tự, công suất thuê khách sạn tại TP. Hồ chí Minh tăng 18 điểm phần trăm theo năm với phân khúc 5 sao có sự cải thiện mạnh nhất với công suất đạt 61% và giá phòng trung bình tăng 14% theo năm, đạt 2,9 triệu VNĐ/phòng/đêm. Với tình hình hoạt động của phân khúc khách sạn liên tục được cải thiện, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao khả năng phục hồi của phân khúc và tin tưởng vào dư địa phát triển của thị trường khách sạn tại Việt Nam đồng thời đánh giá đây là thời điểm phù hợp để tham gia thị trường.
Bên cạnh sức hút riêng của từng phân khúc tới Nhà đầu tư nước ngoài, ông Toàn cũng chia sẻ thêm: “Nếu như trước đây chủ yếu nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào sẽ ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau thời gian tìm hiểu thị trường cũng mở rộng phạm vi về địa điểm của dự án, đặc biệt trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư tại các khu vực ngoài các thành phố lớn”.
Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.
Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi. Do đó, gói 120 ngàn tỷ đồng nên dành cho cả khách hàng đã mua những dự án đã hoàn thành nhưng chưa được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi.
Mặc dù đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 thì Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 mới có hiệu lực thi hành, do vậy đến nay việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc.
Cần có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền. Cùng với đó là tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.
Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng ở hầu hết các lĩnh vực đều giảm thì 2 tháng đầu năm nay, bất động sản và chứng khoán tiếp tục hút mạnh nguồn vốn.
Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền 190 tỷ USD được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
Thị trường bất động sản nhà ở đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cho thấy sự phục hồi rõ nét hơn từ nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện nhu cầu và tâm lý thị trường.
Không chỉ “vắng bóng” dự án mở bán mới ở một số phân khúc, việc nhiều chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng càng khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng.
Theo đó, sẽ vẫn còn khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại chỉ có đất khác không phải là đất ở, hầu hết là các dự án có quy mô diện tích lớn hoặc rất lớn, thuộc trường hợp đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác không phải là đất ở, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Thị trường bất động sản Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 16.000 - 18.000 căn hộ trong năm 2024, 90% tập trung ở khu Đông và khu Tây. Phân khúc cao cấp đang tiếp tục “dẫn dắt” thị trường.