Bộ Xây dựng mới đây đã có Văn bản số 228/BXD-KTXD hướng dẫn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về việc điều chỉnh mức đầu tư dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank (VietinBank Tower) tại Tây Hồ, Hà Nội.
Tại văn bản trên, Bộ Xây dựng cho biết, nhận được văn bản ngày 9/12/2022 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (ViettinBank) đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến phạm vi, thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh dự án VietinBank Tower.
Trước đề nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng (VietinBank Tower) áp dụng theo quy định theo khoản 2, Điều 9, Nghị định số 10 ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo quy định này, tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 trên.
Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định dự án điều chỉnh tại khoản 2, 3 Điều 19 Nghị định số 15 ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Được biết, đây là lần thứ 2 trong khoảng 1 năm nay, Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn VietinBank về dự án này.
Theo tìm hiểu, năm 2010, dự án VietinBank Tower được khởi công với tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang dang dở, chỉ là khối sắt khổng lồ “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều ngày 9/3, đại diện UBND quận Long Biên đã thông tin về hàng nghìn m2 đất tại khu vực Cửa Nghè, cụm Tư Đình, phường Long Biên là đất nông nghiệp nhưng bị sử dụng sai mục đích thành nhà hàng, bến bãi.
Việc còn lại của dự án để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là xác định giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất nhà ở thương mại và giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất nhà ở xã hội.
Dự án gồm xây dựng khu nhà ở xã hội có diện tích khoảng 53.913m2 với 10 block nhà chung cư cao 15 tầng, tổng số khoảng 4.456 căn hộ; Khu nhà ở thương mại diện tích khoảng 13.063m2, quy mô khoảng 163 căn hộ, cao 7 tầng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã ban hành văn bản nhắc nhở Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 – HUD1 (mã chứng khoán: HU1) vì công ty này chậm công bố thông tin 82B/NQ-HĐQT ngày 09/12/2022 về việc góp vốn thành lập công ty liên kết ( để thực hiện dự án Bđs tại Phú Yên).
Văn phòng UBND TP. HCM mới đây đã có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo giải quyết về các khó khăn vướng mắc tại các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Giang và Phòng Tài Chính - Kế Hoạch thành phố Bắc Giang đang phối hợp tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng 126 lô đất ở thuộc Khu dân cư dọc hai bên đường giao thông từ khu vực nhà văn hóa thôn Sẫu đi thôn Thanh Mai, phường Đa Mai.
3 thành phố ở tỉnh Bình Dương bị cấm phân lô, bán nền, gồm: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, nguồn vốn thực hiện khoảng 849.500 tỷ đồng.
Mặc dù đã thi công xong phần thô và cất nóc ngày 26/4/2020, nhưng dự án QMS Top Tower (nằm tại nút giao Vũ Trọng Khánh - Tố Hữu) vẫn chưa thể đưa vào sử dụng như dự kiến của chủ đầu tư.
Đó là một trong những ưu đãi rất mới dành cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trong dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững được nêu ra sau cuộc họp của Thủ tướng với các doanh nghiệp bất động sản ngày 17/2 vừa qua.