Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 2.921 công trình dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, nhưng chủ đầu tư đã đưa vào hoạt động, với tổng số 9.466 lỗi tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy.
Thông tin nêu trên thể hiện trong báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về việc nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
Hình minh họa
Theo báo cáo do UBND Thành phố Hà Nội ban hành, từ năm 2018 đến 2021, trên địa bàn xảy ra 1.333 vụ cháy, trong đó có 19 vụ gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ cháy trên địa bàn khiến 38 người chết, 82 người bị thương, thiệt hại khoảng 272 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy được Hà Nội liệt kê gồm: Do sự cố hệ thống thiết bị điện (696 vụ); do sơ xuất khi sử dụng nguồn lửa (92 vụ); do sự cố máy móc (21 vụ). Ngoài ra, còn có 38 vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã, rò khí gas, hàn cắt kim loại…
UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp tại các khu dân cư, nhà ở riêng lẻ, nhà kết hợp sản xuất kinh doanh. Các vụ cháy này có quy mô không lớn, gây thiệt hại không nhiều về tài sản, nhưng thiệt hại nghiêm trọng về người.
Tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn còn 130.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, trong đó có 8.546 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. UBND các quận, huyện đã chủ động nắm tình hình các cơ sở này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Đáng chú ý, qua rà soát, Hà Nội xác định có 2.921 công trình dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đưa vào hoạt động với tổng số 9.466 lỗi. Các đơn vị chức năng đã xử phạt 399 cơ sở vi phạm, với số tiền 1,2 tỷ đồng; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 541 cơ sở. Hiện Hà Nội đã giao các quận, huyện yêu cầu tất cả các chủ đầu tư cam kết khắc phục vi phạm.
Qua điều tra cho thấy, trên địa bàn thành phố cần lắp đặt bổ sung 6.882 trụ nước chữa cháy, 343 bể nước. Theo thống kê, Hà Nội hiện quản lý 3.482 trụ nước chữa cháy, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Ngoài ra, còn có 722 trụ nước chữa cháy của các khu đô thị, khu công nghiệp…
Trong khi thị trường nhà đất khu vực ngoại thành Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại do chính quyền TP siết chặt việc phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng, thì những sản phẩm thuộc các dự án đấu giá quyền sử dụng đất lại được trả cao một cách bất thường.
Dự án có quy mô 68,3 ha, vốn đầu tư cập nhật đến tháng 1/2016 là 971 tỷ đồng.
Sau một thời gian dài nằm trên giấy, “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử để có thể thành hình và được cấp “giấy khai sinh”.
Chủ đầu tư chung cư cao tầng chưa hoàn tất thủ tục nghiệm thu đã vội đưa dân vào ở nên được xem là hành vi phạm tội, bởi liên quan đến tính mạng của biết bao con người. Nếu xảy ra hỏa hoạn, sập đổ mới xem xét bàn đến câu chuyện trách nhiệm
Sau 2 lần xét duyệt, đến nay đã có 15 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện vay vốn ưu đãi với lãi suất 2%.
Thông tin trên được Sở Xây dựng Hưng Yên cho biết tại Danh mục các dự án nhà ở, khu đô thị mới được tiếp nhận giai đoạn trước 2016, hiện vẫn đang triển khai đầu tư vừa được công bố.
Nhiều dự án bất động sản lớn đã có nhà đầu tư đăng ký thực hiện. Đáng chú ý, có những dự án rộng hàng trăm héc ta và có mức kinh phí hàng chục nghìn tỷ đồng.
Những thửa đất đủ điều kiện tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 40m2. Đây là quy định mới tại dự thảo quy định "Điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn TP Hà Nội”.
Theo Bộ Xây dựng các tồn tại, hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và pháp luật có liên quan sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện trong quá trình xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Cải tạo chung cư cũ quận Ba Đình sẽ được giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao, ưu tiên bổ sung công trình công cộng, không gian xanh, cải thiện môi trường...