Nhà máy nước mặt sông Hồng được đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích khoảng 20,5 ha, tại xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) do công ty cổ phần nước mặt sông Hồng là nhà đầu tư.
Với công suất thiết kế giai đoạn I (2018) là 300.000m3/ngày đêm; giai đoạn II (2030) là 450.000m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp nước cho khu vực phía Nam sông Hồng bao gồm đô thị trung tâm Hà Nội (các quận nội thành) và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc đường quốc lộ 32 (thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng).
Đây là một trong các nhà máy nằm trong điều chỉnh Quy hoạch cấp nước thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh Nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước Thăng Long, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư, Gia Lâm, Tiến Thịnh.
Mặc dù dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động giai đoạn I vào năm 2018 nhưng cho đến nay công trình vẫn đang ngổn ngang và hầu như không có bất kỳ mọi hoạt động xây dựng nào.
Theo ghi nhận của PV Chất lượng và cuộc sống, dự án vẫn còn nhiều hạng mục vẫn đang dở dang chưa được hoàn thiện. Hàng nghìn ống nối cỡ lớn lại đang nằm "phơi sương" chờ lắp đặt.
Xung quanh dự án được xây bao quanh bởi các tường gạch xi măng kiên cố. Do chưa đi vào hoạt động, cỏ cây mọc um tùm cao hơn cả tường rào.
Theo một số hộ dân tại đây cho biết, hạng mục xây dựng đường ống nước đi ngầm dưới lòng đất qua địa bàn xã Liên Hồng vẫn chưa đồng thuận cho đơn vị thuê đất để thực hiện thi công.
Hiện trên công trường vẫn duy trì một nhóm công nhân làm việc, chia làm hai ca mỗi ngày. Các hạng mục công trình đang xây dựng dở dang, mới hoàn thiện khung và phần thô. Trong khi đó, nhiều diện tích đất của dự án còn nham nhở, chưa được thi công.
Khu vực trạm bơm lấy nước từ sông Hồng được đặt cách nhà máy khoảng một km cũng đang thi công dang dở. Để phục vụ thi công, một đoạn ngắn đê sông Hồng bị quây tôn kín.
Theo lý giải của UBND TP.Hà Nội, nhà máy chậm tiến độ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng và xin giấy phép thi công qua đê. Do chậm tiến độ, UBND TP.Hà Nội phải 2 lần quyết định điều chỉnh thời hạn hồi tháng 11/2021 và tháng 2/2023, cho phép dự án hoàn thành vào quý IV/2024.
Đề nghị thu hồi 15 dự án, trong đó có một dự án của Tập đoàn Nam Cường được lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất nêu ra tại cuộc họp sáng nay với Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Được triển khai từ năm 2004, nhưng hiện tại khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đang trong tình trạng bị nhà đầu tư bỏ hoang. Tại đây không có dấu hiệu của việc thi công xây dựng, xung quanh trở thành điểm tập kết phế liệu, rác thải.
“Chỉ dựa vào ngân sách quốc gia để phát triển các dự án NOXH là điều không thể. Ở nhiều thị trường, phía Nhà nước phải khuyến khích khối tư nhân để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào vấn đề này”, chuyên gia Savills nêu.
Hơn 200 căn hộ chung cư tại dự án nhà ở xã hội Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua đợt đầu tiên với mức giá 19,5 triệu đồng/m².
Các căn hộ này có diện tích 56,4m2 nằm tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (khu nhà ở Hưng Thịnh) thuộc Khu đô thị mới Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
Tính đến 22/3/2023, tỉnh Hưng Yên có 9 dự án đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai, trong đó có một số dự án lớn của các chủ đầu tư T&T, Ecopark, Vincom…
UNBD tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư Lan Anh Đà Lạt không được phép chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản trên đất thuê của Nhà nước ở dự án Khu du lịch Lan Anh – Đà Lạt dưới bất kỳ hình thức nào.
Lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, rà soát tham mưu UBND TP xem xét tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án CEO Mê Linh, báo cáo kết quả trước ngày 1/4/2023.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán: BCM) cho biết, sẽ chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư (KDC) Mỹ Phước 3 (tỉnh Bình Dương) với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 222 tỷ đồng.
Với loạt chính sách hấp dẫn, Vinhomes Ocean Park 2 nói riêng và siêu quần thể đô thị biển 1.200ha phía Đông Hà Nội nói chung hứa hẹn sẽ đón luồng dịch chuyển cư dân lớn, biến nơi đây trở thành trung tâm sầm uất mới của vùng Thủ đô.