Thông tin trên được Vndirect cho biết tại Báo cáo thị trường trái phiếu quý 1/2023 vừa được phát hành.
Theo báo cáo, trong quý 1/2023 có 14 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong nước thành công với tổng giá trị phát hành đạt hơn 28.335 tỷ đồng tăng 59% so với quý 4/2022 và giảm hơn 60 % so với cùng kỳ (svck). Trong đó có 11 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 24.435 tỷ đồng, chiếm 86,2% tổng giá trị phát hành (GTPH) và 3 đợt phát hành ra công chúng với giá trị phát hành đạt hơn 3.900 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng GTPH.
Đáng chú ý, trong quý vừa qua, bất động sản (BĐS) là nhóm ngành có tỷ trọng phát hành TPDN lớn nhất khi chiếm hơn 85% tổng GTPH, theo sau là nhóm tập đoàn đa ngành và nhóm ngân hàng với tỷ lệ phát hành chiếm lần lượt là 12,35% và 1,41% tổng GTPH.
Hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trong quý 1/2023.
Các doanh nghiệp có giá trị phát hành riêng lẻ lớn trong quý, gồm: Công ty TNHH Phát triển đô thị Hưng Yên phát hành 7.200 tỷ đồng trái phiếu không lãi suất có kỳ hạn 12 tháng, CTCP Đầu tư kinh doanh và phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam phát hành 4.695 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất 13%/năm kỳ hạn 18 tháng, Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living phát hành 4.800 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất 9%/năm kỳ hạn 5 năm, CTCP Đầu tư và Kinh Doanh Nam An phát hành 4.700 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất 13% kỳ hạn 18 tháng, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas phát hành 2.300 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất 6%/năm kỳ hạn 5 năm.
Về phát hành trái phiếu ra công chúng, Tập đoàn Masan là doanh nghiệp có giá trị trái phiếu phát hành lớn nhất trong quý 1 khi phát hành thành công là 3.500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm theo lãi suất thả nổi (lãi suất thả nổi được tính theo lãi suất huy động 12 tháng trung bình của 4 ngân hàng thương mại nhà nước cộng thêm 4% ).
Danh sách các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong quý 1/2023.
Theo Vndirect, sau khi Nghị định 08 được ban hành, hoạt động phát hành riêng lẻ bắt đầu có sự phục hồi khi có 9 trên tổng 11 đợt phát hành riêng lẻ trong quý 1/2023 được phát trong khoảng thời gian này.
Theo đánh giá, việc Nghị định 08 cho phép tạm ngưng quy định xếp hạnh tín nhiệm bắt buộc và quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp là những yếu tố giúp hoạt động phát hành riêng lẻ phục hồi trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên, các đợt phát hành riêng lẻ lớn trong quý đều là của các doanh nghiệp ít tên tuổi, thông tin về các doanh nghiệp này cũng rất hạn chế; thậm chí có doanh nghiệp tính tới thời điểm phát hành mới chỉ có thời gian thành lập chưa đến 1 năm.
Theo báo cáo, trong năm 2023, giá trị đáo hạn TPDN vào khoảng 232,6 nghìn tỷ đồng (tăng 51,6% svck). Riêng quý 2/2023 sẽ có khoảng hơn 70,9 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn (tăng 127% so với quý 1/2023). Như vậy, có thể thấy áp lực đáo hạn sẽ bắt đầu tăng mạnh trong quý 2/2023; trong đó, nhóm BĐS có tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 39,9% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Đứng thứ 2 là nhóm tài chính – ngân hàng với tỷ lệ chiếm 37,1% tổng giá trị đáo hạn.
Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong năm 2022, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng cộng 420 đợt, đạt giá trị xấp xỉ 244.565 tỷ đồng, chiếm 96% tổng giá trị phát hành, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng là 10.599 tỷ đồng, giảm 65% so với năm trước, chiếm khoảng 4% tổng giá trị phát hành.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt 136.772 tỷ đồng, tương đương 53,6% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm này là 5,47 năm, lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.
Theo sau là nhóm bất động sản với 51.979 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%. So với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận hơn 214.000 tỷ đồng, lượng trái phiếu do nhóm doanh nghiệp địa ốc phát hành sụt giảm gần 76%.
Cũng theo VBMA, trong năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại 210.830 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021. Riêng trong tháng 12, tính đến thời điểm 30/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn trong tháng là 39.542 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ tháng 12/2021.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX) vừa công bố đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn. Cụ thể là ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 xin nghỉ vì lý do cá nhân.
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,25% sau khi doanh thu và lợi nhuận cùng giảm khoảng 96% sau 5 năm. Bên cạnh đó, NHS Group còn cầm cố tài sản liên quan dự án Trung Văn.
Trong quý 1/2023, cả nước có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Trong năm 2023, Datxanh Services - công ty con của Đất Xanh Group đặt mục tiêu doanh thu dự kiến đạt 3.800 tỷ đồng, lãi ròng đạt 126 tỷ đồng, giảm 62% so với năm 2022.
Dự kiến đây là 2 nhân sự sẽ thế chân cho ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu trước đó đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT Novaland.
Trong năm 2023, Viglacera đặt mục tiêu 16.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất tăng 10%, lợi nhuận trước thuế là 1.300 tỷ đồng giảm 44% so với cùng kỳ.
Như vậy, đây là lần đầu tiên, doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị gần 1.800 tỷ đồng.
Ông Lê Huy Lân (sinh năm 1962; nguyên Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Coma 18) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí...
Ước tính Bamboo Airways sẽ phát hành tối đa thêm 996,2 triệu cổ phần, huy động gần 10.000 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ lên gần 28.462 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị CTCP Licogi 166 (mã LCS) vừa công bố nghị quyết tạm ngừng kinh doanh 1 năm, kể từ ngày 15/3/2023 đến ngày 14/3/2024, với lý do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Công ty xin tạm ngừng để tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn và củng cố lại cơ cấu tổ chức.