Liên quan đến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, về việc hình thành và phát triển các vùng động lực, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, Quy hoạch lựa chọn một số địa bàn có vị trí, điều kiện thuận lợi nhất có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, khu kinh tế ven biển, tiềm lực về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao được kết nối với các cửa khẩu quốc tế … sẽ xác định là 4 vùng động lực, sau đó có 4 cực tăng trưởng.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh). |
Đóng góp cho Dự thảo Quy hoạch, Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh 4 vấn đề, trong đó đặc biệt là “không để một số nội dung quy hoạch xa rời thực tiễn”.
Thứ hai là cần dự báo ở mức độ chính xác cao nhất để không gặp phải những hệ lụy về sau. Theo ĐB tỉnh Trà Vinh, khi dự báo tương đối chính xác, chúng ta sẽ có được những khung số liệu nền tảng… phục vụ cho việc xây dựng các kịch bản tăng trưởng phù hợp, tương ứng với các định hướng phát triển, đi kèm với các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách được đề xuất mang tính khả thi cao...
“Điển hình như trong quy hoạch định hướng xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực, nếu không dự báo tốt về mức độ di dân đến các vùng kinh tế này, hoặc không có chính sách phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, vùng đô thị vệ tinh, chắc chắn gặp phải những khó khăn và đối mặt với những nguy cơ “mật độ dân cư đông cục bộ”… kéo theo hệ lụy “gây tắt nghẽn giao thông hay ngập úng đô thị” trong tương lai… là điều không tránh khỏi... đây là bài học kinh nghiệm quí báu và là vấn đề nhức nhói mà chúng ta đã và đang gặp phải hiện nay tại các khu đô thị lớn trên cả nước” - đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.
Thứ ba là cần có chính sách phát triển liên kết vùng một cách thực chất.
Theo Đại biểu Trần Quốc Tuấn, trong phần nội dung đánh giá chung về hiện trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước giai đoạn vừa qua, có nêu 08 nhóm hạn chế, trong đó có nhóm hạn chế thứ nhất, đó là “Không gian phát triển bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng hạn chế, một số địa phương phát triển không dựa vào lợi thế của mình”.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do “thiếu cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng, còn có tình trạng cục bộ địa phương theo đơn vị hành chính. Các yếu tố thể chế liên quan như các tổ chức điều phối vùng chưa có thẩm quyền đủ mạnh…
Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng, liên kết vùng là một trong những định hướng quan trọng được nhấn mạnh tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong thời gian gần đây, đồng thời chúng ta cũng đã xác định rõ những hạn chế yếu kém của liên kết vùng trong thời gian vừa qua.
Do vậy, Đại biểu Trần Quốc Tuấn kiến nghị trong Quy hoạch này cần phải đề cập sâu hơn về việc xây dựng các cơ chế điều phối, chính sách phát triển liên kết vùng, để làm căn cứ cho các quy hoạch khác, đảm bảo phát triển mang tính bền vững và bao trùm.
Về việc định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển, Đại biểu tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh: Phát triển các khu kinh tế ven biển là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
“Tôi hoàn toàn thống nhất với nội dung thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, là đề nghị làm rõ định hướng phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030 đối với 08 khu kinh tế ven biển đã được Chính phủ ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, gồm: Khu Kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng; (3) Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Khu Kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; Khu Kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; Khu Kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Khu Kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh.
Xuân Hưng
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5259/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ tại ô đất ký hiệu CC4 thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Trong năm 2021, Masterise Dream City Villas phát hành lượng trái phiếu có giá trị cao gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu khiến công ty rơi vào tình trạng khả năng trả nợ yếu trong ngắn hạn.
Sở TN&MT Hà Nội vừa công khai 4 dự án có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
Đà Nẵng vừa có thông tin về tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án Chung cư nhà ở xã hội ở lô đất B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị địa phương phối hợp chặt chẽ đảm bảo hoàn chỉnh thủ tục pháp lý trong quý I/2023 để 2 doanh nghiệp thực hiện tiếp dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức hợp đồng BT và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.
Trong đại án AIC, khu đất rộng hơn 4.065m2 tại phường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) của Công ty CP Bất động sản AIC bị kê biên. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cho biết khu đất đã không còn của AIC hay bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nhiều khả năng, Tập đoàn R&H là đơn vị nhận chuyển nhượng khu đất thông qua mua lại cổ phần của Bất động sản AIC.
UBND TP Hà Nội yêu cầu: các nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị phải tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đáp ứng tiến độ và nội dung dự án đã được phê duyệt, đảm bảo đầu tư đồng bộ nhà ở với hệ thống hạ tầng...
Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) lại liên tục xảy ra sự cố, phải xin dừng nhập rác để sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay, nhà máy rác trăm tỷ này vẫn chưa có
Trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp 2022, Tập đoàn BRG đã được vinh danh là “Nhà phát triển dự án đáng sống”, ghi nhận những cống hiến và nỗ lực không ngừng nghỉ của Tập đoàn BRG trong việc kiến tạo nên những bất động sản chất lượng cao và giàu sức sống cho cư dân thời đại mới.
Ngày 15/12/2022, dự án T&T Victoria (TP. Vinh, Nghệ An) của T&T Homes đã được vinh danh tại chương trình bình chọn “Dự án đáng sống năm 2022” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (trực thuộc VCCI) tổ chức.