Được xây dựng trên diện tích 4,7 ha, với tổng đầu tư lên hơn 270 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư Thành Quang làm chủ đầu tư. Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), được hy vọng góp phần giảm thiểu vấn đề rác thải của TP.Hà Nội.
Dự án có công suất giai đoạn I đạt 300 tấn/ngày đêm, đảm nhiệm xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng, các khu vực lân cận (Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai) và rác thải công nghiệp không nguy hại của các làng nghề, khu công nghiệp… trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ thời điểm hoạt động đến năm 2018, nhà máy đã ngừng tiếp nhận rác 5 lần với tổng số 777 ngày. Từ tháng 4.2018 đến nay, nhà máy đã dừng sửa chữa kết hợp nâng cấp hệ thống khí thải theo quy chuẩn mới (QCVN 61-MT:2016/BTNMT). Tuy nhiên, do chưa đạt yêu cầu nên nhà máy không vận hành xử lý rác từ thời điểm đó đến nay.
Nguyên nhân theo đánh giá là do thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa phù hợp với đặc tính rác thải của Hà Nội (chưa qua phân loại), nhiệt trị thấp nên việc vận hành thường xuyên gặp các sự cố.
Ông Trần Văn Cừ (Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà máy đã dừng hoạt động khoảng 3 năm nay, bỏ ra nhiều tiền của nhưng giờ bỏ hoang, quá lãng phí. Giờ các hạng mục trong đó cũng đã xuống cấp, giờ chỉ có mỗi người bảo vệ nhà máy".
"Công trình này rất gần dân, những lần nhà máy xả khói, mùi khét cùng mùi rác nồng nặc, vô cùng khó thở. Sau khi nhận phản ánh từ người dân thì nhà máy này đã cho trồng hàng tre cao xung quanh tường rào nhằm cách biệt với khu dân cư", ông Cừ cho biết thêm.
Mặc dù, được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu chôn lấp rác thải, ô nhiễm môi trường khu vực huyện Đan Phượng nói riêng và TP.Hà Nội nói chung, nhưng đến nay, nhà máy rác trăm tỷ vẫn bỏ hoang lãng phí.
Trúc Thi
Trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp 2022, Tập đoàn BRG đã được vinh danh là “Nhà phát triển dự án đáng sống”, ghi nhận những cống hiến và nỗ lực không ngừng nghỉ của Tập đoàn BRG trong việc kiến tạo nên những bất động sản chất lượng cao và giàu sức sống cho cư dân thời đại mới.
Ngày 15/12/2022, dự án T&T Victoria (TP. Vinh, Nghệ An) của T&T Homes đã được vinh danh tại chương trình bình chọn “Dự án đáng sống năm 2022” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (trực thuộc VCCI) tổ chức.
Chưa hoàn thiện pháp lý, chưa xây dựng hạ tầng… nhưng dự án Khu căn hộ Diamond Tower do Nam Nghinh Phong làm chủ đầu tư hiện đang được rầm rộ rao bán và thu tiền giữ chỗ căn hộ.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4900/QĐ-UBND tạm cấp kinh phí cho các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các khu chung cư cũ năm 2022.
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc mua, bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đồng thời cần có thêm những chủ trương, chính sách hợp lý hơn để công nhân, lao động nghèo có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội”.
Theo Nghị quyết về phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 31 dự án sử dụng vốn đầu tư công của Hà Nội, cầu Vân Phúc với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.400 tỷ đồng sẽ được xây dựng trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2025.
Lý do gia hạn: Chưa đưa đất vào sử dụng theo quy định tại Điểm I, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tại TP. Cần Thơ có 4 dự án, thời kỳ thanh tra từ năm 2007-2017.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 1858/KL-TTCP về việc nêu trách nhiệm của UBND tỉnh Đắk Lắk trong việc thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng và công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) là doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT. Tại thời điểm 31/3/2015, Vinafood 2 đang quản lý 146 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích hơn 3.4 triệu m2 tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Một trong số đó là khu đất 132 Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM).