Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang nhấn mạnh, với việc lường trước những khó khăn, tận dụng tốt cơ hội, năm 2022, PV GAS tiếp tục hoàn thành xuất sắc và khá toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Trong đó, các chỉ tiêu tài chính hoàn thành vượt mức kế hoạch, về đích trước 2-6 tháng, tăng trưởng so với năm 2021. Đặc biệt, đây là năm có doanh thu cao nhất từ khi thành lập PV GAS.
Trong năm 2022, PV GAS đã cung cấp trên 7,7 tỷ m3 khí khô, tăng 8% so với năm 2021. Đây là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh huy động khí cho sản xuất điện thấp. PV GAS hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng condensate (đạt trên 100 ngàn tấn, bằng 155% kế hoạch, về đích trước kế hoạch 5 tháng) và sản lượng LPG kinh doanh (đạt trên 2 triệu tấn, bằng 118% kế hoạch, tương đương năm 2021 và về đích trước kế hoạch 2 tháng).
PV GAS tiếp tục duy trì cung cấp khí ổn định để sản xuất trên 11% sản lượng điện, khoảng 70% sản lượng phân đạm, đáp ứng gần 70% thị phần LPG cả nước, thị phần bán lẻ LPG chiếm 11% (chưa bao gồm Gas South) trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đại diện PV GAS cho biết, năm 2022 là năm có doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập tổng công ty với tổng doanh thu đạt trên 100 ngàn tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch, tăng 25% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 13,3 ngàn tỷ đồng, bằng 189% kế hoạch, tăng 51% so với năm 2021.
Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) khẳng định 3 kỷ lục của Petro Vietnam - 2022 được xác lập cao nhất trong 61 năm truyền thống ngành dầu khí, 47 năm thành lập tập đoàn, đều có sự đóng góp lớn của PV GAS, tương đồng với 3 kỷ lục mà PV GAS cũng đạt được là về doanh thu, lợi nhuận và sản lượng dầu khí.
Bước sang năm 2023, Tổng Giám đốc Petro Vietnam kêu gọi PV GAS tăng cường đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục triển khai công cuộc tái tạo kép về văn hóa và sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn, đồng lòng quyết trí vượt qua những tồn tại, khó khăn, hoàn thành những kỳ vọng mà tập đoàn giao phó.
Nguyễn Như
Vinatex vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, theo đó lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Ngày 20/12/2022, Tepco Renewable Power Singapore thực hiện giao dịch thỏa thuận mua 26,6 triệu cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (VNPD) ở giá 29.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 785 tỷ đồng.
Công ty CP Osaka Garden lọt vào Top 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021 với 7.700 tỷ đồng. Thế nhưng, việc liên tục thua lỗ trong nhiều năm và 98,9% tài sản doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu không khỏi khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn về cách sử dụng vốn vay và chất lượng lợi nhuận thực sự công ty này.
Ngày 20/12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.
Công ty CP đầu tư Nam Long (MCK: NLG) vừa huy động 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, lãi suất 12,94%. Trong khi đó, doanh nghiệp này cho vay một số cá nhân với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa tuyên VNG phải bồi thường cho công ty CP truyền thông TK-L số tiền hơn 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền.
Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.
Trước thực trạng các doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ cho các thị trường bất động sản (BĐS), tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (DN) cần sớm được giải quyết, Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thì một số DN sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.
Ở thời điểm thành lập, Trung Nam Đắk Lắk 1 có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nhưng sau đó, trước thềm phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group đã tăng sốc vốn.