Tại Hội nghị tổng kết ngành Dệt may năm 2022 được tổ chức mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, ngành dệt may năm 2022 dự kiến vẫn về đích với 43-44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021.
Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất với hơn 18 tỷ USD, Hàn Quốc là 4,2 tỷ USD, Nhật Bản là 3,9 tỷ USD, Trung Quốc là gần 3,9 tỷ USD…
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết, năm qua, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn, nhất là những tháng cuối năm, nhu cầu hàng dệt may sụt giảm mạnh. Kết quả ngành dệt may đạt được trong năm 2022 là cực kỳ ý nghĩa, các thị trường chủ lực vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá.
Cũng theo Chủ tịch Vitas, kết quả xuất khẩu tăng trưởng của năm 2022 còn cho thấy, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt 15 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, tăng đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết tại các FTA. Đó là nền tảng tạo ra sự đa dạng hóa thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp ngành dệt may đang đẩy nhanh chuyển đổi từ sản phẩm dệt may Việt Nam gia công nhiều, sang quản trị số, chuỗi cung ứng, tự chủ, bắt kịp xu thế xanh hóa, phát triển bền vững với những loại sợi mới từ cây gai, lông cừu.
Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Với dự báo tổng cầu dệt may thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 và quý 4 năm sau, ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD, tức là duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, đơn hàng xuất khẩu cho đầu năm 2023 của nhiều ngành chủ chốt trong đó có dệt may đã giảm rất sâu do bị ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái, hàng tồn kho cũng gia tăng ước sụt giảm đơn hàng trong ngành dệt may trong cả quý 1/2023 với mức giảm bình quân 20-27% và nhiều khả năng kéo dài hết quý 2, thị trường cũng khó dự báo hơn.
Cùng với đó, ngành dệt may vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức như dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua của người tiêu dùng vẫn giảm mạnh, xung đột Nga - Ukraine vẫn còn căng thẳng.
Ngoài ra, Chủ tịch Vitas cũng cho biết, các doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều sức ép từ nhiều thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, trong đó yêu cầu hàng dệt may phải tái chế được, có tính bền vững cao, quá trình sản xuất phải cắt giảm tối đa phát thải.
Trước đây, Việt Nam cung cấp sản phẩm cho các nước đạo Hồi với tỷ trọng nhỏ, nhưng đến nay, doanh nghiệp đang cung cấp hàng cho thị trường này rất lớn, họ chuyển dịch một phần đơn hàng từ các nước Bangladesh, Myanmar sang.
Ngoài ra, dệt may Việt Nam đã và đang thúc đẩy giảm nhập khẩu, tăng nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước. Chính điều đó là giải pháp để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất.
Các doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều sức ép từ nhiều thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, trong đó yêu cầu hàng dệt may phải tái chế được, có tính bền vững cao, quá trình sản xuất phải cắt giảm tối đa phát thải.
Ngoài ra, xu hướng của một số nhà nhập khẩu là đơn đặt hàng nhỏ hơn, thời gian giao hàng nhanh, có những đơn hàng chỉ cho thời gian sản xuất và giao hàng trong 5-7 ngày, chất lượng đòi hỏi cao hơn, đơn giá bị ép giảm...
Đại diện Vitas lưu ý, doanh nghiệp sản xuất phải theo dõi sát tình hình thị trường, lựa chọn đơn hàng phù hợp để duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt, nhưng không nên quá lo lắng và ký các đơn hàng dài hơi với giá thấp, về lâu dài sẽ rất thiệt thòi.
Đồng thời có các phương án dự báo để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023, cân đối và duy trì dòng tiền để có thể tận dụng cơ hội kinh doanh ngay thị trường phục hồi.
Đánh giá cao những kết quả của ngành dệt may trong năm 2022, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn ước đạt 44 tỷ USD, đây là con số rất đáng ghi nhận. Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, Hiệp hội và đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành.
Bước sang năm 2023, thị trường còn nhiều biến động và khó khăn. Trong bối cảnh đó, để đạt được mục tiêu, các doanh nghiệp cần tập trung triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội phát triển ngành, đồng thời tận dụng kết quả từ cơ hội nhập quốc tế.
Minh Vân
Trước thực trạng các doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ cho các thị trường bất động sản (BĐS), tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (DN) cần sớm được giải quyết, Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thì một số DN sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.
Ở thời điểm thành lập, Trung Nam Đắk Lắk 1 có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nhưng sau đó, trước thềm phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group đã tăng sốc vốn.
Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long chia sẻ: Nhiều DN khát vốn nhưng phải phải kinh doanh với nguồn vốn lãi suất lên tới 15-16%/năm, thậm chí cao hơn; việc cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động đang diễn ra, trong đó, có DN đã phải cắt giảm tới 80% lao động.
Qua Báo Quảng Nam - cơ quan ngôn luận của tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Viết Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng có hành vi đánh người tại sân golf BRG Đà Nẵng đã chính thức lên tiếng.
Trước đó Vinaseed đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 40%.
Tổng lượng cổ phiếu đăng ký mua lại tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi mua tối đa là 3.400 tỷ đồng.
Liên tiếp mua lại trái phiếu và tất toán các khoản vay trước hạn, chỉ trong vòng hơn 1 tháng Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đã tất toán 1.300 tỷ hàng loạt khoản vay trước hạn.
Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố thông tin về việc chuẩn bị huy động 1.500 tỷ đồng từ cổ đông, số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.
Dù sở hữu tổng tài sản lên đến 41.112 tỷ đồng và toàn hệ thống phát hành trái phiếu hàng chục tỷ đồng nhưng Trung Nam Group vẫn phải vay 6,9 tỷ đồng để trả lương cho cán bộ nhân viên.