Thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/12, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Báo cáo dân nguyện tháng 10 và tháng 11 phản ánh kiến nghị của nhân dân khá đầy đủ. Tuy nhiên qua tiếp xúc cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận thấy, mảng của doanh nghiệp cần bổ sung thêm vào trong Báo cáo.
“Tháng 10 và tháng 11, tình hình doanh nghiệp thiếu vốn, thị trường thiếu thanh khoản, đây là vấn đề doanh nghiệp đang đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm xử lý giải quyết.” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ.
Theo ông Thanh, gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nới room tín dụng ngân hàng, còn trong tháng 10 và tháng 11, tiếp cận tín dụng trên thị trường tiền tệ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng rất khó khăn, thị trường chứng khoán thời điểm đó xuống dưới mức 1000 điểm, trái phiếu doanh nghiệp thắt chặt, bất động sản bán tháo.
Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, trước tình trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã giải quyết các khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng thêm 1,5-2%. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Tổ công tác để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc các khó khăn cho các dự án bất động sản, chỉ đạo sửa đổi Nghị đinh 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ cho các thị trường bất động sản, tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được giải quyết. Nếu kéo dài tình trạng này thì một số doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng cho hay, nhiều doanh nghiệp nêu rõ, các dự án hiện tại không giải phóng được mặt bằng và ách tắc trong việc chậm triển khai. Ngoài ra, còn vướng mắc về các quy hoạch kèm theo trong Luật Quy hoạch, các địa phương gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án mới. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây là hai nhóm vấn đề cần bổ sung trong báo cáo dân nguyện.
Kết luận nội dung phiên này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, cần bổ sung những nội dung trong báo cáo dân nguyện về tình hình doanh nghiệp thiếu vốn, thanh khoản khó khăn, room tín dụng hạn chế, trái phiếu doanh nghiệp cũng đang khó khăn và đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn này.
Xuân Hưng
CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.
Ở thời điểm thành lập, Trung Nam Đắk Lắk 1 có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nhưng sau đó, trước thềm phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group đã tăng sốc vốn.
Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long chia sẻ: Nhiều DN khát vốn nhưng phải phải kinh doanh với nguồn vốn lãi suất lên tới 15-16%/năm, thậm chí cao hơn; việc cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động đang diễn ra, trong đó, có DN đã phải cắt giảm tới 80% lao động.
Qua Báo Quảng Nam - cơ quan ngôn luận của tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Viết Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng có hành vi đánh người tại sân golf BRG Đà Nẵng đã chính thức lên tiếng.
Trước đó Vinaseed đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 40%.
Tổng lượng cổ phiếu đăng ký mua lại tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi mua tối đa là 3.400 tỷ đồng.
Liên tiếp mua lại trái phiếu và tất toán các khoản vay trước hạn, chỉ trong vòng hơn 1 tháng Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đã tất toán 1.300 tỷ hàng loạt khoản vay trước hạn.
Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố thông tin về việc chuẩn bị huy động 1.500 tỷ đồng từ cổ đông, số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.
Dù sở hữu tổng tài sản lên đến 41.112 tỷ đồng và toàn hệ thống phát hành trái phiếu hàng chục tỷ đồng nhưng Trung Nam Group vẫn phải vay 6,9 tỷ đồng để trả lương cho cán bộ nhân viên.
Thanh khoản tại Hải Phát Invest đang bộc lộ nhiều vấn đề khi mà công ty phải đi vay nợ để trả lương cho nhân viên. Trong khi đó, sau nhiều lần bị giải chấp, gia đình Chủ tịch mất gần 19% vốn công ty.