Ảnh minh hoạ.
Nhiều năm thua lỗ, phát hành trái phiếu cao gấp 28,5 lần vốn
Đầu quý 2/2022, thị trường trái phiếu bất ngờ “đóng băng” sau “đại địa chấn” mang tên Tân Hoàng Minh. Việc ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố vì lừa đảo liên quan đến trái phiếu đã khiến thị trường phải chấn chỉnh hoạt động.
Chính vì vậy, danh sách những đơn vị phát hành trái phiếu nhiều nhất do Bộ Tài chính công bố hồi tháng 6 năm nay nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Công ty cổ phần Osaka Garden trở thành cái tên được truyền thông nhắc tới vì lọt vào Top 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất (không tính hệ thống ngân hàng).
Cụ thể, năm 2021, tổng giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ của Osaka Garden lên đến 7.700 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) thực hiện công việc tư vấn hồ sơ chào bán và bảo lãnh phát hành.
Đáng chú ý, giá trị trái phiếu phát hành của Osaka Garden cao gấp 28,5 lần vốn chủ sở hữu. Và trước khi phát hành, Osaka Garden ghi nhận nhiều năm không phát sinh doanh thu và thua lỗ liên tiếp.
Công ty cổ phần Osaka Garden thành lập ngày 25/9/2018 tại TP.HCM. Ở thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 270 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: ông Nguyễn Hữu Cử (sở hữu 45% vốn công ty, tương đương 121,5 tỷ đồng), ông Đoàn Văn Chiến (sở hữu 20% vốn, tương đương 54 tỷ đồng) và ông Nguyễn Văn Phong Vân (sở hữu 35% vốn, tương đương 94,5 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Hữu Cử vừa là Tổng giám đốc, vừa là người đại diện pháp luật của Osaka Garden.
Tới ngày 27/9/2021, vốn điều lệ công ty được điều chỉnh tăng lên 719 tỷ đồng, tới 20/10/2021 tăng lên 954 tỷ đồng,
Tới ngày 4/7/2022, ông Nguyễn Văn Út Hiền trở thành Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Osaka Garden.
Kể từ khi thành lập, nhiều năm liền Osaka Garden không phát sinh doanh thu. Trước khi thực hiện những đợt phát hành trái phiếu giá trị lớn, công ty thua lỗ triền miên, với các khoản lỗ lần lượt là 49 triệu đồng (năm 2018), 160 triệu (năm 2019) và 174 triệu đồng (năm 2020).
Đồng thời, tại ngày 31/12/2020, nợ phải trả của Osaka Garden lên đến 2.644 tỷ đồng, cao gấp 9,8 lần vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, công ty gánh lỗ lũy kế 383 triệu đồng.
Nợ nần chồng chất, 98,9% tài sản nằm ở khoản phải thu
Những đợt phát hành trái phiếu khủng đã khiến Osaka Garden ngập nợ. Hồi cuối năm 2021, nợ phải trả doanh nghiệp lên tới 10.671 tỷ đồng, cao gấp 11,2 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 91,8% tổng nguồn vốn.
Nợ lớn nên áp lực trả lãi vay của Osaka Garden là rất lớn. Trong năm 2021, công ty phải dành tới 268 tỷ đồng cho chi phí lãi vay. Dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 0 đồng nhưng doanh thu hoạt động tài chính lên đến gần 269 tỷ đồng khiến Osaka Garden lần đầu có lãi với con số rất khiêm tốn, chỉ 396 triệu đồng.
Dù chi phí lãi vay năm 2021 được xác định là 268 tỷ đồng nhưng theo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong năm, tiền lãi vay đã trả chỉ là 0 đồng.
Nhưng điểm đáng chú ý nhất trong bức tranh tài chính của Osaka Garden lại chính là phần lớn tài sản nằm ở khoản phải thu, khiến công ty âm nặng dòng tiền.
Hồi cuối năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 8.370 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 175 triệu đồng hồi cuối năm 2020. Trong đó, dòng tiền 8.650 tỷ đồng được rút ra khỏi công ty theo hình thức “Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh”.
Cụ thể hơn, tại ngày 31/12/2021, các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ 2.989 tỷ đồng lên 6.627 tỷ đồng, các khoản phải thu dài hạn tăng mạnh từ 4 triệu đồng lên 4.875 tỷ đồng. Phần lớn đều nằm ở "các khoản phải thu khác".
Như vậy, tổng các khoản phải thu lên tới 11.502 tỷ đồng, chiếm 98,9% tổng tài sản của công ty. Điều này không khỏi khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi về cách sử dụng vốn vay chất lượng lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp.
Đáng lưu ý, Công ty CP Osaka Garden có nhiều mối liên hệ tới tập đoàn địa ốc phía Nam - Masterise Group.
P.V
Ngày 20/12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.
Công ty CP đầu tư Nam Long (MCK: NLG) vừa huy động 500 tỷ đồng từ kênh trái phiếu, lãi suất 12,94%. Trong khi đó, doanh nghiệp này cho vay một số cá nhân với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa tuyên VNG phải bồi thường cho công ty CP truyền thông TK-L số tiền hơn 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền.
Sang năm 2023, ngành dệt may đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản xuất khẩu thuận lợi cả năm 2023 có thể đạt 47 - 48 tỷ USD. Ở kịch bản kém tích cực hơn, xuất khẩu đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.
Trước thực trạng các doanh nghiệp đề nghị tháo gỡ cho các thị trường bất động sản (BĐS), tiền tệ, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp (DN) cần sớm được giải quyết, Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này thì một số DN sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM) mới công bố Nghị quyết HĐQT về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.
Ở thời điểm thành lập, Trung Nam Đắk Lắk 1 có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nhưng sau đó, trước thềm phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group đã tăng sốc vốn.
Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Nguyễn Phúc Long chia sẻ: Nhiều DN khát vốn nhưng phải phải kinh doanh với nguồn vốn lãi suất lên tới 15-16%/năm, thậm chí cao hơn; việc cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động đang diễn ra, trong đó, có DN đã phải cắt giảm tới 80% lao động.
Qua Báo Quảng Nam - cơ quan ngôn luận của tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Viết Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng có hành vi đánh người tại sân golf BRG Đà Nẵng đã chính thức lên tiếng.
Trước đó Vinaseed đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền tỷ lệ 40%.