Ban chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội vừa tổ chức hội nghị cam kết tiến độ và ký giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng rất lớn, hơn 1.300 ha. Trong đó, Hà Nội khoảng 740 ha tại 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín). Bắc Ninh cần thu hồi 320 ha tại 4 huyện, thành phố (Thuận Thành, Quế Võ, TP Bắc Ninh, Gia Bình). Hưng Yên cần thu hồi khoảng 270 ha tại 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu; Yên Mỹ, Văn Lâm).
Lãnh đạo ba địa phương thống nhất xây dựng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất để thực hiện dự án xong trong tháng 10/2022; tổ chức lập, phê duyệt, cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao ranh giới chậm nhất tháng 11/2022; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, tái định cư xong toàn dự án tháng 12/2023.
Việc bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023 để phục vụ khởi công và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023 để thi công công trình. Ba địa phương thống nhất phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường từ năm 2027.
Tuyến vành đai 4 vùng thủ đô dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 22.470 tỷ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ).
Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.
Trung Kiên
Kiểm tra thực tế dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Dự án này đã “vắt” qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội, giai đoạn vừa qua, việc triển khai còn chậm nhưng nay đã có sự chuyển biến tích cực…
Sau 3 lần rao bán bất thành, Ngân hàng BIDV đã hạ mức đấu giá các tài sản đảm bảo của Công ty CP Vertical Synergy Viet Nam – liên danh chủ đầu tư khu chức năng đô thị Trũng Kênh thuộc phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội).
Ngoài quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thì Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây chưa hoàn thành bất kỳ thủ tục nào liên quan đến đầu tư xây dựng được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép. Do đó, những thông tin được nêu trong các quảng cáo, rao bán…là không đúng sự thật.
Đây là các khu tập thể đã được 100% chủ sở hữu đồng ý thống nhất về chủ trương xây dựng mới tại hội nghị nhà chung cư họp ngày 29/6/2020.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đồng ý với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên.
Công ty CP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ là nhà đầu tư duy nhất tham gia đấu thầu dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp có quy mô gần 31 ha ở Hưng Yên.
Hướng tiếp cận sai có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là sự xuất hiện của những dự án có tổng thể kém hiệu quả: thiếu điểm nhấn, thiếu tiện ích chất lượng và không tạo được không gian thư giãn cho khách hàng..., theo chuyên gia.
Từ đầu năm đến nay cả nước chỉ có 18 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) được triển khai đầu tư xây dựng, những vướng mắc về thủ tục hành chính dẫn đến việc cơ quan quản lý Nhà nước chậm trễ trong công tác phê duyệt quy hoạch dự án.
Bộ Xây dựng đã tiếp tục giữ quy định áp dụng thời hạn sở hữu nhà chung cư tại dự thảo lần 2 Luật Nhà ở (sửa đổi).
Mặc dù đã có quy định đối với các chủ đầu tư khi chưa hoàn thành công trình hạ tầng xã hội… nhưng trên thực tế tại Hà Nội, câu chuyện thiếu trường lớp, nhà hội họp, công viên, vườn hoa, khu vui chơi… tại các khu đô thị (KĐT), khu nhà ở luôn là đề tài nóng.