Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, dự án do Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất làm chủ đầu tư với diện tích 1,58 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Quy mô gồm 4 tòa nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng, cung cấp 1.080 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 4.000 người.
Dự án được vay vốn từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, đã giải ngân 100%, với thủ tục hoàn thành trong khoảng 1 tháng.
Dự án đã bán 804 căn hộ, còn 60 căn chưa bán và 216 căn chưa cho thuê. Trong đó, khoảng 430 hộ đã được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay trung bình 580 triệu đồng/hộ, với tổng số vốn đã giải ngân là 250 tỷ đồng.
Thăm hỏi, tặng quà các hộ dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính phấn khởi trước những căn hộ khá khang trang và đánh giá cao nỗ lực, cách làm của tỉnh Bắc Ninh trong triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Thủ tướng nêu rõ bảo đảm chỗ ở, an cư lạc nghiệp là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn nhân lực, lao động, qua đó thu hút mạnh mẽ đầu tư để phát triển nhanh, bền vững, nhất là với tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp như Bắc Ninh.
Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ hết sức quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động với nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đề nghị các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hội và là vấn đề mà người dân rất quan tâm.
Thủ tướng lưu ý nhà ở xã hội được ưu đãi về vốn vay, đất đai… nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp, công nhân… Việc làm các thủ tục nhanh, thi công nhanh cũng giúp giảm chi phí và giá thành. Tuy nhiên, các hạ tầng giao thông, điện, nước, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh, môi trường… phải bảo đảm đầy đủ, thuận tiện cho người dân như với các dự án nhà ở thương mại.
Thủ tướng đề nghị Bắc Ninh tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, góp phần tích cực, hiệu quả cùng cả nước triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.
Theo báo cáo của tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang triển khai 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Trong đó 29 dự án đã hoàn thành, hoàn thành một phần, đang thi công xây dựng, 25 dự án đang thực hiện ở bước chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Tổng tổng diện tích đất các dự án khoảng 173 ha, các dự án khi hoàn thành sẽ đáp ứng khoảng 7,1 triệu m2 sàn với hơn 77.000 căn hộ cho khoảng 231.000 người.
Thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển 30.600 căn hộ trong giai đoạn 2021-2025 và 41.500 căn hộ trong giai đoạn 2026-2030.
Theo giai đoạn 1 của Đề án từ năm 2021 đến nay, có 10 dự án đã hoàn thành đáp ứng khoảng 6.000 căn hộ; 15 dự án đã được cấp phép xây dựng và đang thực hiện đầu tư xây dựng, khi hoàn thành sẽ đáp ứng khoảng 10.500 căn hộ; 23 dự án đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thực hiện đầu tư xây dựng; tổng cộng khoảng 49.500 căn hộ, vượt hơn 60% so với chỉ tiêu giai đoạn 1 của Đề án đề ra.
Bên cạnh đó, tỉnh đã rà soát, quy hoạch 350 ha đất phát triển nhà ở xã hội, khi hoàn thành đáp ứng khoảng 120.000 căn hộ; trong đó 24 vị trí có đủ điều kiện chấp thuận chủ trương để lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2024, với tổng diện tích đất khoảng 67,66 ha, khi hoàn thành các dự án sẽ đáp ứng khoảng 2,6 triệu m2 sàn với hơn 32.000 căn hộ./.
Theo ông Đặng Minh Trường, cần thể chế hóa việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực thực hiện các dự án trọng điểm mang tính trọng lực phát triển kinh tế - xã hội. Đi kèm với cơ chế lựa chọn này, cũng cần có các cơ chế đặc thù đi kèm.
Đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, tức là phải có hầm để xe, phải có khu vui chơi cho trẻ cũng như các tiện ích khác… Ngoài ra, trong nhóm nhà ở xã hội, cũng cần dành riêng khu cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, quân đội…
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định, bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.
Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa có quy mô 293 ha, tại phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng số vốn đầu tư dự án hơn 72.229 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong 12 năm (từ 2023 đến 2035), phân kỳ giai đoạn theo 5 dự án thành phần.
Hết thời gian nhận hồ sơ, vẫn chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Tập đoàn Vingroup - Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Long Hải - Công ty CP Đầu tư xây dựng Thái Sơn.
Những ngày qua nhiều người dân Hà Nội khốn khổ vì tình trạng nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn, nước lũ lên cao do ảnh hưởng hậu bão Yagi. Ngoài ra, tình trạng cứ mưa là ngập ở nhiều tuyến phố cũng khiến không ít gia đình bực bội.
Lý do gia hạn do chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo Quyết định số 3469/QĐ-UBND ngày 03/07/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án.
Từ nhiều năm nay, người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với cảnh ô tô, xe máy bì bõm đi trong nước ngập mỗi khi trời mưa tại khu vực Nam An Khánh, Dương Nội... Đây là những khu đô thị đang có nhiều dãy biệt thự được rao bán lên tới gần 200 triệu đồng/m2.
Tập đoàn Mường Thanh vừa thông báo phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang hỗ trợ lưu trú cho các đoàn cứu trợ lũ lụt tại 3 khách sạn: Mường Thanh Luxury Cao Bằng Hotel, Mường Thang Grand Lao Cai Hotel, Mường Thanh Grand Tuyên Quang Hotel.