Đề xuất được ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước do Thủ tướng Chính phủ chủ trì sáng nay (21/9).
Theo đó, phát biểu ý kiến tại hội nghị, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup cho biết, hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã thể hiện sự quan tâm, động viên và là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như Vingroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.
Tại hội nghị, ông Phạm Nhật Vượng đã đưa ra đề xuất ở 3 nhóm vấn đề: Thứ nhất, vấn đề về đào tạo, đại diện Tập đoàn VinGroup đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo và phổ cập tiếng Anh không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu.
Theo ông Phạm Nhật Vượng, Tập đoàn VinGroup và các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia tài trợ cho giáo viên tăng cường lên vùng sâu vùng xa. Nếu chúng ta đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu vùng xa đến các thành thị thì giống như chúng ta tạo "cần câu cơm" tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn… Theo đó, cùng với thời gian, chúng ta sẽ tạo ra một lượng lớn lao động trong ngành này. Thực tế, ngành này sẽ có tương lai hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Đối với vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục, đồng thời cho rằng hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.
Theo ông, nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh.
Đồng thời, Tập đoàn VinGroup cũng đề nghị Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung và phân khu, quy hoạch chi tiết và liên khu đoàn. Khi đó, chúng ta sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.
Thứ ba, đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, tức là phải có hầm để xe, phải có khu vui chơi cho trẻ cũng như các tiện ích khác… Ngoài ra, trong nhóm nhà ở xã hội, cũng cần dành riêng khu cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, quân đội…
“Thứ tư, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia chuỗi công nghiệp phụ trợ. Nếu đẩy mạnh việc này thì chúng ta sẽ có ngành công nghiệp phụ trợ rất mạnh. Bước đầu, hiện nay chúng ta đã có một số doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất công nghiệp”, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiến nghị./.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định, bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.
Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa có quy mô 293 ha, tại phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tổng số vốn đầu tư dự án hơn 72.229 tỷ đồng, dự kiến thực hiện trong 12 năm (từ 2023 đến 2035), phân kỳ giai đoạn theo 5 dự án thành phần.
Hết thời gian nhận hồ sơ, vẫn chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Tập đoàn Vingroup - Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Long Hải - Công ty CP Đầu tư xây dựng Thái Sơn.
Những ngày qua nhiều người dân Hà Nội khốn khổ vì tình trạng nước tràn vào nhà khi trời mưa lớn, nước lũ lên cao do ảnh hưởng hậu bão Yagi. Ngoài ra, tình trạng cứ mưa là ngập ở nhiều tuyến phố cũng khiến không ít gia đình bực bội.
Lý do gia hạn do chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo Quyết định số 3469/QĐ-UBND ngày 03/07/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án.
Từ nhiều năm nay, người dân Hà Nội đã quá quen thuộc với cảnh ô tô, xe máy bì bõm đi trong nước ngập mỗi khi trời mưa tại khu vực Nam An Khánh, Dương Nội... Đây là những khu đô thị đang có nhiều dãy biệt thự được rao bán lên tới gần 200 triệu đồng/m2.
Tập đoàn Mường Thanh vừa thông báo phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang hỗ trợ lưu trú cho các đoàn cứu trợ lũ lụt tại 3 khách sạn: Mường Thanh Luxury Cao Bằng Hotel, Mường Thang Grand Lao Cai Hotel, Mường Thanh Grand Tuyên Quang Hotel.
Theo báo cáo, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 của Kita Invest đạt 50,8 tỷ đồng, tăng gấp 21,2 lần so với cùng kỳ năm trước và cũng vượt 14,2% so với mức lợi nhuận 44,5 tỷ đồng của cả năm 2023.
Theo phê duyệt, dự án có tổng diện tích 24.320 m2, được thực hiện tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 20,8 tỷ đồng; tổng chi phí đầu tư xây dựng là 263,5 tỷ đồng.