Sáng 17/7, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Trưởng Đoàn công tác số 1 của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã chủ trì buổi khảo sát thực tế và làm việc với lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, UBND huyện Thanh Trì và một số doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP. Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã tiến hành khảo sát tại dự án Khu đô thị mới Đại Kim (quận Hoàng Mai); Dự án Khu nhà đô thị nam đường Vành đai 3 (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì); Trường Dwight Hà Nội (quận Hoàng Mai).
Tại buổi giám sát, đại diện các doanh nghiệp đã báo cáo Đoàn giám sát về khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản, nhà ở xã hội. Ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 - Hacinco (Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội - Handico) kiến nghị cần rút gọn các quy trình thủ tục đầu tư để đẩy nhanh thực hiện dự án nhà ở xã hội bảo đảm tiến độ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, không để lãng phí quỹ đất sạch; đồng thời bình ổn thị trường nhà ở trên địa bàn Thành phố.
Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Tạo - đại diện Tập đoàn Bitexco kiến nghị xem xét giao Tập đoàn thực hiện dự án nhà ở xã hội tại dự án Khu nhà đô thị Nam đường Vành đai 3 nhằm bảo đảm đồng bộ hạ tầng khu đô thị.
Nhấn mạnh Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ tháo gỡ hầu hết các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đất đai, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Anh Quân cũng kiến nghị cần hướng dẫn cụ thể trong các nghị định, tiến hành thí điểm một số nội dung trong luật liên quan đến sử dụng quỹ đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xử lý các vi phạm trong xây dựng nhà ở xã hội…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, thông qua cuộc khảo sát, sẽ tổng hợp, ghi nhận và phản ánh đầy đủ trong báo cáo chung để báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thường kỳ và báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.
Hà Nội từng đòi thu hồi 5,3 ha đất Khu đô thị Nam đường Vành đai 3
Liên quan đến kiến nghị của đại diện Bitexco về việc xây dựng khu nhà ở xã hội tại dự án Khu nhà đô thị Nam đường Vành đai 3, cuối tháng 8/2023, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Cù Ngọc Trang đã ký Văn bản số 9406/VP- TNMT gửi các đơn vị liên quan về việc Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo việc thu hồi đất tại Khu đô thị Nam đường Vành đai 3 tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì do Công ty cổ phần Bitexco đang quản lý.
Văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo, yêu cầu Công ty Bitexco khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội về việc bàn giao các diện tích đất đang quản lý cho Sở Tài nguyên và Môi trường, theo Quyết định số 6889/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND TP. Hà Nội trước ngày 15/9/2023.
"Hết thời hạn trên, nếu Công ty Bitexco vẫn không phối hợp bàn giao, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng các biện pháp hành chính để thu hồi đất theo quy định của pháp luật", công văn nêu rõ.
Dự án Khu đô thị Nam đường Vành đai 3 tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì hiện do Công ty cổ phần Bitexco làm chủ đầu tư.
Dự án này được hình thành sau khi Bitexco triển khai xây dựng tuyến đường bao quanh Khu tưởng niệm Chu Văn An.
Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào tháng 4/2011, với tuyến đường chính dài 2,5 km và một tuyến đường phụ dài 1,1 km. Dự án được giao cho Bitexco làm nhà đầu tư theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).
Theo đó, hợp đồng quy định quỹ đất đối ứng của Hà Nội cho Công ty Bitexco trị giá hơn 1.550 tỷ đồng giao đầu tư xây dựng kinh doanh là 20,8 ha tại Khu đô thị Nam đường Vành đai 3 quy mô 65,8 ha.
Việc giao đất cho Bitexco sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 giao 14,2 ha, giai đoạn 2 giao 6,6 ha. Quỹ đất này theo quy hoạch sẽ được Bitexco xây dựng nhà thấp tầng và chung cư thương mại để bán.
Quỹ đất gần 90 ha này sau đó được Bitexco quy hoạch trở thành dự án The Manor Central Park nằm tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì), có tổng mức đầu tư lên tới 1,9 tỷ USD.
Trước đây, Hà Nội giao 14,2 ha đất cho chủ đầu tư này thực hiện giai đoạn 1 của dự án nhưng dừng giao 6,6 ha đất để Bitexco thực hiện tiếp giai đoạn 2. Lý do thành phố đưa ra là quỹ đất 14,2 ha trên đã vượt quá giá trị công trình BT - tổng giá trị khoảng 1.550 tỷ đồng. Hồi tháng 8/2023, Hà Nội tiếp tục yêu cầu thu hồi gần 5,3 ha tại dự án The Manor Central Park, trong đó 2,3 ha là quỹ đất công cộng phải bàn giao cho thành phố và gần 3 ha là quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Về phía chủ đầu tư, Bitexco cho biết đã nhiều lần gửi kiến nghị, đề xuất Hà Nội phê duyệt hồ sơ đầu tư giai đoạn 2 của dự án, cũng như chấp thuận cho công ty được xây dựng tại các ô đất thuộc phần quỹ đất 5,3 ha nói trên. Cuối tháng 11 năm ngoái, Bitexco tiếp tục đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội xem xét, lùi thời hạn bàn giao đất đến khi có ý kiến cuối cùng của các cấp có thẩm quyền.
Theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, trên địa bàn quận hiện nay có 17 dự án nhà ở, khu đô thị đã và đang triển khai, bao gồm: Khu đô thị Linh Đàm, Đại Kim, Định Công, Kim Văn - Kim Lũ, Đền Lừ I - II, Thịnh Liệt. Hàng loạt chung cư đã và đang được đầu tư xây dựng như The Manor Central Park, Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hateco Yên Sở, Gamuda City, Rose Town 79 Ngọc Hồi, Feliz Home...; các khu dân cư làng xóm hiện có. Trong đó, từ năm 2015 đến năm 2023 có 109 tòa chung cư đã được đưa vào sử dụng: Chung cư thương mại 87 tòa, chung cư tái định cư 14 tòa, nhà ở xã hội 8 tòa, đã đáp ứng phần nào nhu cầu về nhà ở cho người dân. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn các dự án nhà ở sẽ được triển khai theo quy hoạch được duyệt… Hiện trên địa bàn quận Hoàng Mai có 26 dự án, trong đó, có 3 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành với 91.183 m2 sàn; 7 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với 330.548 m2 sàn. |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiến nghị cần có chính sách xã hội về nhà ở, thống nhất chỉ có một loại là nhà (không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại) theo chất lượng của Bộ Xây dựng quy định để người dân được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ.
Khu đất triển khai dự án có tổng diện tích 91,37 ha tại phường Phước Mỹ và xã Thành Hải; trong đó: Đất ở khoảng 36,17 ha, đất xây dựng nhà ở xã hội 6,1 ha, còn lại là đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá phê duyệt điều chỉnh tầng cao của 9 lô đất hỗn hợp từ 15-24 tầng thành 15-20 tầng.
Dự án Eurowindow Twin Parks Gia Lâm được ôm trọn bởi công viên trung tâm Gia Lâm bao gồm 371 lô (275 lô nhà phố liền kề, shophouse; 96 lô biệt thự) thiết kế theo phong cách Châu Âu đang được giới đầu tư săn lùng nhất hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm.
Tại Thông báo số 471/TB-VP ngày 11/10/2023, lãnh đạo TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục kiểm tra, giám sát; trường hợp hết thời gian gia hạn sử dụng mà chưa đưa đất vào sử dụng thì lập hồ sơ thu hồi đất, báo cáo UBND TP theo quy định.
Nội dung buổi đối thoại sẽ tập trung cung cấp thông tin tình hình thực hiện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường.
Đây là một trong những nội dung đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị liên quan tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Hàng loạt khu đô thị, khu nhà ở xã hội, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư, trong đó nhiều “ông lớn” đón tin vui khi dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ngày 13/7/2024 đã ký Quyết định số 639/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Dự kiến cuối năm 2025 hoặc đầu 2026 sẽ đưa công trình vào khai thác sử dụng.