Kế hoạch nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ, giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác phát triển nhà ở xã hội.
Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội và đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội.
Đối với việc rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu, ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi và chủ động cho các địa phương trong việc dành ngân sách đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội; đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án.
Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân và phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân. Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội; cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, kinh doanh, mua bán, quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải cácbon thấp.
Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương và nguồn vốn từ nước ngoài.
Khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Bố trí cấp đủ nguồn vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.
Rà soát, đổi mới, tiếp tục mở rộng chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội…/.
Theo công bố, tính đến ngày 28/8/2024, Hà Nội có thêm hơn 5.300 căn hộ mới tại 9 dự án, đủ điều kiện mở bán; trong đó có các dự án của chủ đầu tư Capitaland, Sunshine, Petrolimex…
Sáng ngày 30/8/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức tổ chức lễ khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và bấm nút khởi công dự án.
Sáng ngày 30/8/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức tổ chức lễ khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và bấm nút khởi công dự án.
Dự án bao gồm: xây thô, hoàn thiện mặt ngoài đối với nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự; xây dựng hoàn thiện đối với công trình chung cư hỗn hợp, nhà ở xã hội và thực hiện kinh doanh theo quy định…
Nổi bật nhất là Khu đô thị mới Phú Lương có diện tích hơn 30,8ha, nằm tại phường Phú La, Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông. Dự án cung cấp 475 căn nhà, tổng vốn đầu tư 4.831 tỷ đồng, do liên danh CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Việt và CTCP Xây dựng Hồng Quang làm chủ đầu tư.
Hiện có khoảng 2.033 căn hộ chung cư thuộc dự án Khu căn hộ cao tầng thuộc dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town; Tổ hợp khách sạn và căn hộ P.A Tower đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất hoặc dự án hoặc nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án.
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư… có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng tiếp tục được các tỉnh công bố nhà đầu tư, trong đó nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 4321/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 3).
Dự án được thực hiện tại phường Phước Mỹ và xã Thành Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm với diện tích 91,37 ha. Quy mô dân số dự kiến từ 6.000 - 8.000 người.