Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 1.

Thành phố Nam Định

Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Nam Định có 18 phường,xã không đủ tiêu chuẩn về diện tích, dân số thuộc diện sắp xếp là: phường Hạ Long, phường Thống Nhất, phường Quang Trung, phường Trần Tế Xương, phường Vị Xuyên, phường Vị Hoàng, phường Phan Đình Phùng, phường Nguyễn Du, phường Trần Hưng Đạo, phường Cửa Bắc, phường Bà Triệu, phường Trần Đăng Ninh, phường Ngô Quyền, phường Năng Tĩnh, phường Trần Quang Khải, phường Trường Thi, phường Văn Miếu, xã Lộc An.

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định, UBND thành phố Nam Định lập Phương án sắp xếp 18 phường, xã không đủ tiêu chuẩn về diện tích, dân số như sau:

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Hạ Long (diện tích: 0,59km2, dân số: 20.372 người), Thống Nhất (diện tích: 0,68km2, dân số: 9.462 người), Quang Trung (diện tích: 0,3km2, dân số: 11.244 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Quang Trung vì Quang Trung là tên của 1 trong 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu. Phường Quang Trung được thành lập từ khu phố năm 1954, sớm nhất trong 3 phường; phường Hạ Long được thành lập năm 1986 trên cơ sở một phần diện tích của phường Lộc Hạ và một phần diện tích của phường Trần Tế Xương; phường Thống Nhất được thành lập năm 2004 trên cơ sở một phần diện tích của các phường Lộc Hạ, Lộc Vượng, Vị Hoàng, Quang Trung.

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Trần Tế Xương (diện tích: 0,73km2, dân số: 13.013 người), Vị Xuyên (diện tích: 0,52km2, dân số: 10.503 người), Vị Hoàng (diện tích: 0,64km2, dân số: 7.579 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Vị Xuyên vì làng Vị Xuyên là địa danh đã có từ năm 1865, là quê hương của nhà thơ Trần Tế Xương (Tú Xương). Phường Vị Xuyên được thành lập từ khu phố Vị Xuyên năm 1954, cùng thời điểm với phường Trần Tế Xương; đến năm 1986 phường Vị Xuyên được tách ra thành 2 phường Vị Xuyên và Vị Hoàng .

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Phan Đình Phùng (diện tích: 0,39km2, dân số: 8.495 người), Nguyễn Du (diện tích: 0,21km2, dân số: 6.350 người), Trần Hưng Đạo (diện tích: 0,36km2, dân số: 6.663 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Trần Hưng Đạo vì Trần Hưng Đạo là tên 1 trong 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu, có công lao to lớn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thiên Trường xưa, Nam Định nay. Phường Trần Hưng Đạo và phường Nguyễn Du thành lập từ khu phố năm 1954, phường Phan Đình Phùng thành lập năm 1981.

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Ngô Quyền (diện tích: 0,36km2, dân số: 5.458 người), Năng Tĩnh (diện tích: 0,79km2, dân số: 12.942 người), Trần Quang Khải (diện tích: 0,91km2, dân số 12.644 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Năng Tĩnh vì làng Năng Tĩnh là địa danh đã có từ đầu thế kỷ 20. Phường Năng Tĩnh được thành lập từ khu phố năm 1954, phường Ngô Quyền thành lập năm 1986; phường Trần Quang Khải được thành lập năm 2004 trên cơ sở tách ra từ phường Năng Tĩnh.

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Bà Triệu (diện tích: 0,27km2, dân số: 7.378 người), Cửa Bắc (diện tích: 0,64km2, dân số: 14.610 người), Trần Đăng Ninh (diện tích: 0,46km2, dân số: 9.282 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Cửa Bắc vì tên gọi “ Cửa Bắc” gắn liền với địa danh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố từ đầu thế kỷ 20. Phường Cửa Bắc, phường Trần Đăng Ninh thành lập từ khu phố năm 1954, phường Bà Triệu thành lập năm 1986.

- Thành lập phường mới trên cơ sở sáp nhập 3 phường Trường Thi (diện tích: 0,68km2, dân số: 17.757 người), Văn Miếu (diện tích: 0,43km2, dân số: 11.930 người), xã Lộc An (diện tích: 3,33km2, dân số: 7.521 người).

Dự kiến tên gọi phường mới là phường Trường Thi vì “Trường Thi Nam Định” là một trong hai trường thi ở khu vực phía Bắc thời phong kiến do triều đình Nhà Nguyễn tổ chức năm 1831. Phường Trường Thi thành lập từ khu phố năm 1954, phường Văn Miếu thành lập năm 1986 trên cơ sở tách ra từ phường Trường Thi; xã Lộc An thành lập năm 1948 thuộc huyện Mỹ Lộc, đến năm 1950 thuộc thành phố Nam Định.  

Huyện Mỹ Lộc

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 2.

Một góc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Mỹ Lộc có 03 xã (xã Mỹ Thành, Mỹ Thịnh và Mỹ Tiến) thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 do không đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên.

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định và các đơn vị hành chính (ĐVHC) cùng cấp liền kề, UBND huyện Mỹ Lộc xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã của huyện Mỹ Lộc, giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

- Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 03 xã: Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến. Xã Mỹ Thành (có diện tích tự nhiên là 5,79 km2, đạt 27,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4,985 người, đạt 62,31 % so với tiêu chuẩn). Xã Mỹ Thịnh (có diện tích tự nhiên là 5,31km2, đạt 25,28% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.887 người, đạt 61,09% so với tiêu chuẩn). Xã Mỹ Tiến thuộc (có diện tích tự nhiên là 5,82.km2, 27,71% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.037 người, đạt 75,46% so với tiêu chuẩn). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp: xã Tiến Thịnh Thành; có diện tích tự nhiên 16,92km2 (đạt 80,579% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 15,909 người (đạt 198,86% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới dự kiến mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Mỹ Thịnh.

- Sắp xếp, sáp nhập thuộc diện khuyến khích sắp xếp 02 đơn vị xã Mỹ Hưng và Thị trấn Mỹ Lộc theo đề án mở rộng địa giới hành chính của thành phố Nam Định và thành lập 03 phường, trong đó có 01 phường của huyện Mỹ Lộc được sắp xếp nguyên trạng của huyện Mỹ Lộc là xã Mỹ Hưng và Thị trấn Mỹ Lộc. Xã Mỹ Hưng (có diện tích tự nhiên là 5,25 km2, đạt 25% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.071 người, đạt 100,89 so với tiêu chuẩn). Thị trấn Mỹ Lộc (có diện tích tự nhiên là 4,72.km2, 33,71% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.886 người, đạt 73,58% so với tiêu chuẩn).

 Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là phường Hưng Lộc; có diện tích tự nhiên 9,97km2 (đạt 181,2% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 13,957 người (đạt 199,38% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: dự kiến sử dụng trụ sở làm việc tại Thị trấn Mỹ Lộc.

Huyện Vụ Bản

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 3.

Trụ sở UBND xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản

Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Vụ Bản có 02 xã (Minh Tân, Tân Thành) thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 do không đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên và 4 đơn vị hành chính (ĐVHC) liền kề chịu tác động của sắp xếp ĐVHC cấp xã gồm: xã Minh Thuận, Tân Khánh, Liên Bảo, Thành Lợi.

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định và ĐVHC cùng cấp liền kề, UBND huyện  Vụ Bản xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Minh Tân, Tân Khánh, Minh Thuận. Xã Minh Tân (có diện tích tự nhiên là 6,9521 km2, đạt 33,11% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.465 người, đạt 68,31% so với tiêu chuẩn). Xã Tân Khánh (có diện tích tự nhiên là 9,5490 km2, đạt 45,47% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.226 người, đạt 90,33% so với tiêu chuẩn). Xã Minh Thuận (có diện tích tự nhiên là 9,3408 km2, đạt 44,48% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 10.566 người, đạt 132,08% so với tiêu chuẩn). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp: xã Minh Tân; có diện tích tự nhiên 25,8419 km2 (đạt 123,06% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 23.257 người (đạt 290,71% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số: 85 người, chiếm tỉ lệ 0,37%. Dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Tân Khánh (tên xã cũ), vị trí trung tâm của ĐVHC mới.

Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Tân Thành, Liên Bảo, Thành Lợi. Xã Tân Thành (có diện tích tự nhiên là 4,2713 km2, đạt 20,34% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.385 người, đạt 67,31% so với tiêu chuẩn). Xã Liên Bảo (có diện tích tự nhiên là 10,3870 km2, đạt 49,46% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 10.421 người, đạt 130,26% so với tiêu chuẩn). Xã Thành Lợi (có diện tích tự nhiên là 12,3970 km2, đạt 59,03% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 16.803 người, đạt 210,04% so với tiêu chuẩn). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp: xã Thành Lợi; diện tích tự nhiên 27,0553 km2 (đạt 128,83% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 32.609 người (đạt 407,61% so với tiêu chuẩn), số dân là người dân tộc thiểu số: 141 người, chiếm tỉ lệ 0,43%. Dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Thành Lợi (tên xã cũ), vị trí trung tâm của ĐVHC mới.

Huyện Ý Yên

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 4.

Trụ sở UBND xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định, UBND Huyện Ý Yên xây dựng Phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Ý Yên giai đoạn 2023- 2025 như sau:

- Thành lập ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã, Yên Thành (có diện tích tự nhiên là 5,680km2, đạt 27,05% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.119 người, đạt 54,488% so với tiêu chuẩn), Yên Nghĩa (có diện tích tự nhiên: 5,080km2, đạt 24,19% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 5.376 người, đạt 67,200% so với tiêu chuẩn), Yên Trung (có diện tích tự nhiên: 9,990km2, đạt 47,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 6.992 người, đạt 87,400% so với tiêu chuẩn). 

Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC mới, dự kiến tên gọi ĐVHC mới là xã Trung Nghĩa (có diện tích tự nhiên: 20,750km2, đạt 98,881% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 16.487 người, đạt 206,088% so với tiêu chuẩn); Số dân là người dân tộc thiểu số 0 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Yên Thành.

- Thành lập ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã, Yên Hưng (có diện tích tự nhiên: 6,910km2, đạt 32,90% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 4.892 người, đạt 61,150% so với tiêu chuẩn), Yên Phú (có diện tích tự nhiên: 6,170km2, đạt 29,38% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 8.167 người, đạt 102,088% so với tiêu chuẩn), Yên Phương (có diện tích tự nhiên: 6,110km2, đạt 29,10% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 6.685 người, đạt 83,563% so với tiêu chuẩn).\

 Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC mới, dự kiến tên gọi ĐVHC mới là xã Quyết Hưng (có diện tích tự nhiên: 19,190km2, đạt 91,380% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 19.717 người, đạt 246,462% so với tiêu chuẩn. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Yên Phương.

- Thành lập ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã, Yên Minh (có diện tích tự nhiên: 7,440km2, đạt 35,43% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 4.933 người, đạt 61,663% so với tiêu chuẩn), Yên Lợi (có diện tích tự nhiên: 8,140km2, đạt 38,76% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 6.983 người, đạt 87,288% so với tiêu chuẩn), Yên Tân (có diện tích tự nhiên: 8,320km2, đạt 39,62% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 6.622 người, đạt 82,775% so với tiêu chuẩn). 

Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC mới, dự kiến tên gọi ĐVHC mới là xã Tân Minh (có diện tích tự nhiên: 23,900km2, đạt 113,809% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 18.538 người, đạt 231,725% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Yên Lợi .

- Thành lập ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã, Yên Quang (có diện tích tự nhiên: 7,020km2, đạt 33,43% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 5.248 người, đạt 65,600% so với tiêu chuẩn), Yên Hồng (có diện tích tự nhiên: 7,150km2, đạt 34,05% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 6.669 người, đạt 83,363% so với tiêu chuẩn), Yên Bằng (có diện tích tự nhiên: 10,750km2, đạt 51,19% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 10.440 người, đạt 130,500% so với tiêu chuẩn). 

Kết quả sau sắp xếp thành lập ĐVHC mới, dự kiến tên gọi ĐVHC mới là: xã Hồng Quang (có diện tích tự nhiên: 24,920km2, đạt 118,666% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số: 22.357 người, đạt 279,462% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Yên Bằng.

Huyện Nam Trực

Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Nam Trực có 01 xã (xã Nam Toàn) thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và 05 xã: Nam Mỹ, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Dương, Nam Hải thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 do không đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo quy định.

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định, UBND huyện Nam Trực lập Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nam Trực giai đoạn 2023 - 2025 như sau: 

Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: xã Nam Toàn (có diện tích tự nhiên là 3,95 km2, đạt 18,81% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.937 người, đạt 61,71 % so với tiêu chuẩn) với 02 xã liền kề: xã Nam Mỹ (có diện tích tự nhiên là 4,33 km2, đạt 20,63 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.456 người, đạt 93,20 % so với tiêu chuẩn) và xã Điền Xá (có diện tích tự nhiên là 10,41 km2, đạt 49,58 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 14.347 người, đạt 179,34 % so với tiêu chuẩn) thành ĐVHC cấp xã mới. 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Điền Mỹ Toàn. Kết quả sau sắp xếp thì xã Điền Mỹ Toàn (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 18,69 km2 (đạt 89% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 26.740 người (đạt 334,25 % so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Điền Xá.

Huyện Nghĩa Hưng

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 5.

Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định và các đơn vị hành chính (ĐVHC) cùng cấp liền kề, UBND huyện Nghĩa Hưng xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã của huyện Nghĩa Hưng, giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

- Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: xã Nghĩa Minh (có diện tích tự nhiên là 5,3441 km2, đạt 25,45% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.580 người, đạt 69,75% so với tiêu chuẩn); xã Nghĩa Đồng thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 (có diện tích tự nhiên là 6,0344km2, đạt 28,74% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.350 người, đạt 91,88% so với tiêu chuẩn); xã Nghĩa Thịnh (có diện tích tự nhiên là 8,6295km2, đạt 41,09% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 8.456 người, đạt 105,70% so với tiêu chuẩn) thành ĐVHC cấp xã mới. 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Đồng Thịnh. Kết quả sau sắp xếp thì xã Đồng Thịnh (ĐVHC mới) có diện tích tự nhiên 20,0080km2 (đạt 95,28% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 21.386 người (đạt 267,33% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã xã Nghĩa Thịnh.

- Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã, thị trấn: xã Nghĩa Bình, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 (có diện tích tự nhiên là 8,1527km2, đạt 38,82% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.306 người, đạt 66,33% so với tiêu chuẩn); xã Nghĩa Tân thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 (có diện tích tự nhiên là 6,2828km2, đạt 29,92% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.223 người, đạt 77,79% so với tiêu chuẩn); thị trấn Quỹ Nhất (có diện tích tự nhiên là 5,5456km2, đạt 39,61% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 6.970 người, đạt 87,13% so với tiêu chuẩn) thành ĐVHC mới. 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là thị trấn Quỹ Nhất. Kết quả sau sắp xếp thì thị trấn Quỹ Nhất (ĐVHC mới) có diện tích tự nhiên 19,9811km2 (đạt 142,72% so với tiêu chuẩn thị trấn); quy mô dân số là 18.499 người (đạt 231,24% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC cấp xã mới: dự kiến trước mắt sử dụng trụ sở làm việc tại xã Nghĩa Tân.

Huyện Xuân Trường

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 6.

Một góc xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

 UBND huyện Xuân Trường thống nhất chủ trương thực hiện sáp nhập 03 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 01 đơn vị hành chính mới. Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định, UBND huyện dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Trường giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

- Sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm: xã Xuân Bắc (diện tích tự nhiên là 3,18 km2, quy mô dân số là 8.837 người), xã Xuân Phương (diện tích tự nhiên là 2,84 km2, quy mô dân số là 7.289 người) và xã Xuân Trung (diện tích tự nhiên là 2,21 km2, quy mô dân số là 9.496 người). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Trà Lũ. Kết quả sau sắp xếp thì xã Trà Lũ (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 8,23 km2, quy mô dân số 25.622 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Xuân Phương (tên xã cũ), ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

- Sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm: xã Xuân Đài (có diện tích tự nhiên là 5,27 km2, quy mô dân số là 8.432 người), xã Xuân Phong (có diện tích tự nhiên là 5,94 km2, quy mô dân số là 11.077 người) và xã Xuân Thủy (có diện tích tự nhiên là 3,58 km2, quy mô dân số là 5.774 người). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Xuân Giang. Kết quả sau sắp xếp thì xã Xuân Giang (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 14,79 km2, quy mô dân số 25.283 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Xuân Phong (tên xã cũ), do ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm xã Xuân Kiên (có diện tích tự nhiên là 3,53 km2, quy mô dân số là 9.683 người), xã Xuân Hòa (có diện tích tự nhiên là 5,41 km2, quy mô dân số là 10.683 người) và xã Xuân Tiến (có diện tích tự nhiên là 3,53 km2, quy mô dân số là 14.162 người). Dự kiến tên gọi ĐVHC mới sau sắp xếp là xã Xuân Phúc. 

Kết quả sau sắp xếp thì xã Xuân Phúc (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 12,47 km2, quy mô dân số 34.528 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Xuân Hòa (tên xã cũ), do cơ sở vật chất, diện tích trụ sở rộng đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc; có nhà văn hóa trung tâm cơ bản đáp ứng sinh hoạt, hoạt động cho đảng viên, nhân dân.

Huyện Giao Thủy

Theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Giao Thuỷ có 01 đơn vị hành chính (ĐVHC): Thị trấn Ngô Đồng thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 do không đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên và 02 ĐVHC cấp xã liền kề chịu tác động của sắp xếp ĐVHC cấp xã gồm: xã Hoành Sơn và xã Giao Tiến.

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định và ĐVHC cùng cấp liền kề, UBND huyện Giao Thủy xây dựng phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

Sắp xếp, sáp nhập hình thành ĐVHC mới trên cơ sở sáp nhập 03 xã, thị trấn: Ngô Đồng, Hoành Sơn, Giao Tiến. Thị trấn Ngô Đồng (có diện tích tự nhiên là 2,78 km2, đạt 19,86 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.857 người, đạt 98,21% so với tiêu chuẩn). Xã Hoành Sơn (có diện tích tự nhiên là 5,81 km2, đạt 27,67 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 10.480 người, đạt 131,00% so với tiêu chuẩn). Xã Giao Tiến (có diện tích tự nhiên là 8,74 km2, đạt 41,62 % so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 18.544 người, đạt 231,80% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC cấp xã mới. 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp: Thị trấn Giao Thủy; có diện tích tự nhiên 17,33 km2 (đạt 123,8 % so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 36.881 người (đạt 461,012% so với tiêu chuẩn). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Trụ sở của xã Hoành Sơn trước khi sáp nhập; sau sáp nhập đổi tên trụ sở dự kiến là trụ sở Thị trấn Giao Thủy.

Huyện Hải Hậu

Dự kiến tên gọi mới của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp ở Nam Định- Ảnh 7.

Một góc xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định, UBND huyện Hải Hậu lập Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Hải Hậu giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm: xã Hải Vân (diện tích tự nhiên là 3,19 km2, quy mô dân số là 11.566 người) và xã Hải Phúc (diện tích tự nhiên là 6,74 km2, quy mô dân số là 7.556 người) vào xã Hải Nam (diện tích tự nhiên là 7,74 km2, quy mô dân số là 9.314 người).

 Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Hải Nam. Kết quả sau sắp xếp thì xã Hải Nam (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 17,67 km2. Quy mô dân số 28.436 người. Số dân là người dân tộc thiểu số 84 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Hải Nam, ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm: xã Hải Hà (có diện tích tự nhiên là 4,06 km2, quy mô dân số là 7.479 người) và xã Hải Thanh (có diện tích tự nhiên là 4,9 km2, quy mô dân số là 7.514 người) vào xã Hải Hưng (có diện tích tự nhiên là 6,07 km2, quy mô dân số là 13.212 người). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là xã Hải Hưng. Kết quả sau sắp xếp thì xã Hải Hưng (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 15,03 km2. Quy mô dân số 28.205 người. Số dân là người dân tộc thiểu số 101 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Hải Thanh (tên xã cũ).

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã gồm xã Hải Triều (có diện tích tự nhiên là 2,91 km2, quy mô dân số là 6.039 người) và xã Hải Cường (có diện tích tự nhiên là 6,77 km2, quy mô dân số là 7.538 người) vào xã Hải Xuân (có diện tích tự nhiên là 5,44 km2, quy mô dân số là 9.686 người). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC mới sau sắp xếp là xã Hải Xuân. Kết quả sau sắp xếp thì xã Hải Xuân (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 15,12 km2. Quy mô dân số 23.263 người. Số dân là người dân tộc thiểu số 31 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của xã Hải Xuân, ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập của 3 đơn vị gồm xã Hải Bắc (có diện tích tự nhiên là 4,08 km2, quy mô dân số là 7.765 người) và xã Hải Phương (có diện tích tự nhiên là 4,97 km2, quy mô dân số là 8.505 người) vào thị trấn Yên Định (có diện tích tự nhiên là 1,77 km2, quy mô dân số là 6974 người).

 Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là thị trấn Yên Định. Kết quả sau sắp xếp thì ĐVHC thị trấn Yên Định ( ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 10,82 km2. Quy mô dân số 23.244 người. Số dân là người dân tộc thiểu số 58 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của thị trấn Yên Định, ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

- Sắp xếp sáp nhập hình thành đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị gồm xã Hải Chính (có diện tích tự nhiên là 3,47 km2, quy mô dân số là 6.279 người) và xã Hải Lý (có diện tích tự nhiên là 5,94 km2, quy mô dân số là 12.773 người) vào thị trấn Cồn (có diện tích tự nhiên là 2,17 km2, quy mô dân số là 8.844 người). 

Dự kiến tên gọi ĐVHC sau sắp xếp là thị trấn Cồn. Kết quả sau sắp xếp thì ĐVHC thị trấn Cồn (ĐVHC mới) có: Diện tích tự nhiên 11,58 km2. Quy mô dân số 27.896 người. Số dân là người dân tộc thiểu số: 59 người. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC mới: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của thị trấn Cồn, ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân.