Chiều 17/8, tại cuộc họp báo định kỳ do UBND TPHCM tổ chức, phóng viên đặt câu hỏi về nguyên nhân của tình trạng TPHCM ngập sau mưa dù có nhiều dự án chống ngập đã được triển khai, thi công, rất nhiều kinh phi đã được huy động từ nguồn vốn ngân sách đến các dự án BOT...
Tuy tình trạng mưa ngập có được khắc phục sau khi từng dự án hoàn thành và đưa vào khai thác nhưng Thành phố vẫn không thể thoát ngập hoàn toàn, gần đây nhất là cơn mưa lớn khiến nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Thủ Đức ngập sâu.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Ngọc Minh Phú, Phó Trưởng Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TPHCM cho biết, trong thời gian qua, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND Thành phố và sở, ngành, địa phương đã triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết tình trạng ngập nước.
Nhờ vậy, tình trạng ngập nước đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là những khu vực từng bị ngập rất nặng mỗi khi có mưa như Bùng binh Cây Gõ, Chợ Tân Định và nhiều khu vực khác.
Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình hình ngập nước, cần có lộ trình và kế hoạch triển khai từng năm phù hợp với điều kiện của Thành phố.
Ông Phú cũng nêu các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình hình ngập trên địa bàn. Theo đó, hệ thống thoát nước trên địa bàn đã được đầu tư qua nhiều thời kỳ, có nhiều đường cống xây bằng gạch thẻ, không đủ tiết diện để thoát nước. Nhiều khu vực chưa có hệ thống thoát nước.
Ngoài ra, do tác động của biến đổi khí hậu nên cường độ mưa rất lớn (mưa lớn trong thời gian ngắn) làm quá tải hệ thống thoát nước. Từ năm 2000 trở về trước, 5 năm mới xuất hiện 1 trận mưa trên 95 mm trong 3 giờ. Những năm gần đây thì năm nào cũng xuất hiện trên 3 trận mưa trên 100 mm, có những trận mưa trong vòng 1 giờ đã đạt trên 150 mm.
Ông Phú cho biết, để khắc phục tình trạng này, UBND Thành phố đã ban hành Đề án Chống ngập và xử lý nước thải TPHCM giai đoạn 2020-2045 và Kế hoạch Chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030 tại Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021.
Theo Đề án này thì mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 là giữ vững kết qua đạt được, không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết phạm vi 550 km thuộc giai đoạn 2016-2020; tập trung giải quyết ngập bền vững cho vùng trung tâm thành phố rộng 106,41 km, cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng còn lại của thành phố.
Cụ thể, thực hiện các dự án, nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước giải quyết 18 tuyến đường ngập do mưa còn lại.
Xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống thoát nước tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước, đặc biệt khu vực phía Đông thành phố.
Thực hiện nạo vét các trục tiêu thoát nước lớn nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho khu vực trung tâm thành phố về phía Nam, đồng thời chỉnh trang đô thị.
Tập trung đầu tư thực hiện dự án Nạo vét, cải tạo môi trườngxây dựng hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp; triển khai các dự án xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực Tây Sài Gòn và lưu vực Tham Lương - Bến Cát và Cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tế (giai đoạn 3) nhằm hoàn thiện hệ thống thoát nước, chỉnh trang đô thị cho các lưu vực trên.
Anh Thơ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 472m; quy mô mặt cắt ngang đường 30m, gồm lòng đường xe chạy rộng 15m (4 làn xe), hè 2 bên rộng 2x7,5m.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, chủ trương cho thuê vỉa hè lòng đường là việc sẽ làm và các quận cũng đang rà soát nghiên cứu, nhưng hiện nay chưa phải thời điểm phù hợp để thực hiện.
Sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô đã thực sự thay đổi với nhiều công trình tiêu biểu, mang dấu ấn đậm nét của một đô thị hiện đại, văn minh, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.
Liên quan đến dự án đường Vành đai 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai 14 dự án tái định cư cho người dân, bảo đảm các yếu tố sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.
Chiều 3/8, thông tin tới báo chí, đại diện Sở Nội vụ TPHCM cho biết, căn cứ theo Nghị quyết 117 của Chính phủ, Thành phố có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 142 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp, sáp nhập.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 1/8/2023 về việc chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ về UBND thành phố Hà Nội quản lý.
Trên cơ sở kết quả rà soát và phương án sắp xếp của quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Giai đoạn 2023 - 2030, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 26 đơn vị cấp huyện phải thực hiện sắp xếp.
HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú mở rộng giai đoạn 2, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/2000).