-
Bỏ quy định buộc dự án nhà thương mại phải dành 20% đất xây nhà ở xã hội
Điều 80 dự thảo Luật Nhà ở quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội đã quy định theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
-
Giá nhà ở xã hội sẽ ở mức phù hợp để người thu nhập thấp lựa chọn
Theo Bộ Xây dựng, các quy định tại Điều 84, Luật Nhà ở (dự thảo) nếu được thông qua sẽ khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và đảm bảo giá nhà ở xã hội ở mức phù hợp.
-
Chính phủ thúc thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp “gỡ khó” cho thị trường bất động sản
Bộ Xây dựng được giao phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
-
Hà Nội xây thêm 8 dự án nhà ở xã hội hơn 8.100 tỷ đồng
Các dự án này dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 8.114 tỷ đồng, cung cấp khoảng 485.120 m2 sàn nhà ở, tương ứng 5.572 căn hộ.
-
Các dự án bất động sản kêu gọi đầu tư mới: Loạt “ông lớn” ganh đua ở các dự án nghìn tỷ
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản, khu đô thị, nhà ở quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
-
Người thu nhập trung bình thấp cũng cần được mua nhà ở xã hội
Theo TS. Cấn Văn Lực, một số đối tượng có nhu cầu rất cao về nhà ở xã hội như người có thu nhập trung bình thấp hiện chưa được quy định trong Dự thảo Luật Nhà ở.
-
Vì sao có nhiều dự án nhà ở cho công nhân, nhưng ít người lao động thu nhập thấp mua được?
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã và đang đầu tư nhiều dự án xây dựng nhà ở cho công nhân lao động. Tuy nhiên rất ít người lao động thu nhập thấp mua được do giá bán cao và không đáp ứng được những quy định về vay vốn, về điều kiện được mua. Đề nghị nghiên cứu trình, sửa đổi Luật Nhà ở để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên.
-
Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến 2023
Các đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan bao gồm Chính phủ và 11 Bộ, ngành, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trong giai đoạn từ 2015-2023.
-
Thúc đẩy cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát và thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; chỉ đạo các ngân hàng thương mại có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn…
-
Gần 20.000 tỷ vốn ngân hàng “đổ vào” thị trường trong một tháng, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn chồng chất
Doanh nghiệp bất động sản đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.