Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp đến nay đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội (cụ thể như: các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...).
Ảnh minh họa |
Tính nay trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7.950.000 m2. Đang tiếp tục triển khai 294 dự án (bao gồm các dự án đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư), với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn, với tổng diện tích khoảng 14.425.000 m2.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả quan trọng như nêu trên, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp; nguồn vốn vay ưu đãi còn nhiều hạn chế, điều kiện mua nhà ở xã hội còn vướng mắc...
Hiện nay, Chính phủ đang tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) theo ý kiến của các Đại biểu Quốc hội sau khi lấy ý kiến lần thứ 1 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV. Trong đó, để giảm bớt thủ tục, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc xét duyệt đối tượng, điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, tại dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Bộ Xây dựng đã đề xuất theo hướng:
Về điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân: Đối với trường hợp công nhân, người lao động thuê nhà lưu trú công nhân thì chỉ cần hợp đồng lao động và xác nhận đang làm việc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Trường hợp thuê nhà ở xã hội thì chỉ cần đáp ứng là đối tượng; Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ quy định đáp ứng 02 điều kiện là có thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở và bỏ điều kiện xác nhận cư trú.
Về vay vốn: dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tiếp tục kế thừa quy định của Luật Nhà ở năm 2014 theo hướng các đối tượng đủ điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (có hợp đồng mua - bán nhà ở xã hội với chủ đầu tư) thì thuộc nhóm đối tượng được vay vốn ưu đãi, điều kiện được vay phải đáp ứng quy định theo pháp luật về tín dụng.
Nhật Lâm
Với Việt Nam, tác động đến thị trường BĐS và TTCK là chưa đáng kể, vì chủ đề EG không phải là vấn đề mới, thực tế doanh nghiệp này đã thực sự khó khăn từ cuối năm 2021, theo Ts. Cấn Văn Lực.
Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo Luật Luật Thủ đô được chỉnh lý theo hướng: HĐND TP Hà Nội quy định cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu của các dự án giữa doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thương mại, dịch vụ với nhà nước, người dân có đất bị thu hồi…
Trong tháng 7, thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện tín hiệu tăng trưởng trở lại. Đáng chú ý, xu hướng tăng này diễn ra với tất cả các phân khúc.
Thông tư 06 chưa chỉ rõ các đối tượng được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Trong khi đó, lại chỉ ra những đối tượng không được vay một cách chung chung, mơ hồ. Khiến cho các ngân hàng thương mại, nếu không có thiện chí cho vay sẽ dễ dàng từ chối hồ sơ của khách hàng BĐS một cách “đúng quy định”.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức quyết định giá đất cụ thể và thành lập hội đồng thẩm định giá đất.
Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông báo kết luận cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất.
Đó là quan điểm được đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) đưa ra sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất.
Doanh nghiệp bất động sản đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn về định giá đất trước ngày 15/8/2023.