Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31/5/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 925.796 tỷ đồng, tăng gần 20.000 tỷ so với thời điểm cuối tháng 4/2023.
Như vậy, chỉ trong một tháng từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5/2023 các ngân hàng đã cho vay với bất động sản gần 20.000 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, theo thống kê mới nhất của một số tổ chức khảo sát, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn có xu hướng giải thể tăng. Hiện số doanh nghiệp đã giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm trước, số lượng thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4% so cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh hoạ. |
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện nay, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, có thể phân thành nhóm khó khăn, vướng mắc chính.
Cụ thể, hiện nay nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý, như: Việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc; quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định); về điều chỉnh chủ trương đầu tư; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án;...
Nhóm khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện: Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản.
Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư (sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất chưa kịp thời); một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án; …
Nhóm khó khăn thứ ba là vướng mắc về nguồn vốn. Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai).
Theo đó, doanh nghiệp bất động sản đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Bên cạnh đó, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường bất động sản thấp nên dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp đang phải áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản. Ngoài ra tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án, buộc phải cắt giảm và điều chỉnh lại quy mô nhân sự từ đầu năm đến nay hoặc người lao động còn chủ động xin nghỉ việc, có nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm trên 60% nguồn lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay...”, Bộ Xây dựng cho biết.
Trước tình trạng trên, Bộ Xây dựng cho biết, đang tiếp tục làm việc với một số địa phương để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đạt mục tiêu đề ra và giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ trong thời gian tới.
Bộ này cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo trình tự thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục xác định giá đất cụ thể áp dụng đối với trường hợp UBND cấp tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể. Đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Bộ Tài chính nghiên cứu và kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, bền vững; đề xuất kịp thời các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế về các doanh nghiệp phát hành trái phiếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả.
Tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030"…
Minh Quân
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn về định giá đất trước ngày 15/8/2023.
Trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2023, dịch vụ lưu trú tại Hà Nội đã có những tín hiệu phục hồi nhất định, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức trước dịch. Với những chính sách hỗ trợ tích cực từ Nhà nước kèm dự báo FDI tích cực, thị trường khách sạn và căn hộ dịch vụ dự kiến hồi phục hoàn toàn sau năm 2024.
Việc nhiều khu phố thương mại bị bỏ trống, chưa đưa vào kinh doanh có thể ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của du khách và hình ảnh của ngành du lịch ở Phú Quốc, theo chuyên gia.
Nhiều nhà đầu tư đang gặp vấn đề về dòng tiền, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và chủ đầu tư ngưng hỗ trợ lãi suất cho vay, trong khi thị trường có tính thanh khoản giảm mạnh, dẫn đến nhiều giao dịch mang tính bán cắt lỗ ngày càng mạnh.
Vấn đề chống đầu cơ bất động sản được nhiều ý kiến của doanh nghiệp, nhà quản lý đề cập tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Đó là khẳng định của Ts. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù nhiều “ông lớn” bất động sản nước ngoài liên tục tuyên bố mua lại những dự án của các chủ đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu vừa công bố cho thấy, 7 tháng năm 2023, ngành bất động sản chỉ thu hút 1,61 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm gần một nửa so với cùng kỳ 2022.
Nửa đầu 2023, thị trường nhà ở tiếp tục giai đoạn trầm lắng với nguồn cung thấp và giá bán tăng cao. Khoảng cách tăng trưởng giữa thu nhập và giá nhà phần nào hạn chế khả năng mua nhà của người dân.
Việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ đua nhau báo lãi trong quý 2 đem lại hy vọng cho thị trường. Phải chăng giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua?
Theo báo cáo thị trường bất động sản Tp.HCM 6 tháng đầu năm 2023 của Savills Việt Nam, bất chấp bối cảnh trầm lắng của thị trường chung, phân khúc văn phòng được xem là điểm sáng.