Như chúng tôi đã được tin, mới đây, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký Quyết định số 3952/QĐ-UBND về việc ban hành Danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội (đợt 1).
Theo đó, ban hành danh mục (đợt 1) gồm 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ) đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời thuộc thẩm quyền quy định điểm b khoản 1 Điều 21 mục 2 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Cụ thể, danh mục 9 cơ sở nhà, đất tại 6 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm phải di dời, gồm: Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên In Báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH một thành viên In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
Ảnh minh hoạ. |
Vậy sau khi di dời các cơ sở nhà đất này, hàng nghìn m2 “đất vàng” sẽ được dùng để làm gì?
Theo tìm hiểu, Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HABECO) tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình có diện tích hơn 52.000m2.
Địa điểm này hiện vẫn đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm. Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-2 đã được UBND thành phố phê duyệt tháng 3/2021, khu đất này sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng, xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh.
Tại quận Thanh Xuân, phần đất mà Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tại địa chỉ tại 235 Nguyễn Trãi có diện tích hơn 64.000m2, bao gồm hệ thống nhà kho vật tư phục vụ sản xuất và nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai.
Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Đối với Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ tại số 551 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) có diện tích hơn 200.000m2, bao gồm trụ sở công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Phần đất này được quy hoạch là đất công cộng thành phố.
Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang (Long Biên) có diện tích hơn 159.000m2, đang là bể chứa xăng dầu. Theo quy hoạch, khu đất này sẽ có chức năng là đất hỗn hợp bao gồm nhà ở, cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch.
Công ty In báo Nhân dân Hà Nội, địa chỉ tại 15 Hàng Tre rộng 1.554m2 theo quy hoạch phân khu đô thị Khu phố cổ (H1-1A), tỷ lệ 1/2000 được UBND TP.Hà Nội phê duyệt ngày 19/3/2021, khu đất này thuộc khu vực quy hoạch đất hỗn hợp.
Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội mới tại 35 Nhà Chung có diện tích 1.844m2, theo quy hoạch phân khu đô thị Khu phố cổ (H1-1B), khu đất thuộc khu vực quy hoạch là đất cơ quan.
Công ty TNHH MTV in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam (70/342 Khương Đình, Thanh Xuân) rộng 5.000 m2 theo quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt ngày 3/12/2015, khu đất nêu trên nằm trong khu vực quy hoạch định hướng các chức năng sử dụng đất: công cộng khu vực, đất cây xanh đơn vị ở, đất hỗn hợp và đường giao thông.
Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (số 167/6 Phương Mai, Đống Đa) có diện tích 812m2, theo QHPK đô thị H1-3, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt năm 2021, khu đất thuộc khu vực quy hoạch chức năng đất cơ quan, nằm trong ranh giới nghiên cứu cải tạo khu tập thể Phương Mai (thực hiện theo dự án riêng).
Cuối cùng, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (Phúc Diễn, Nam Từ Liêm) rộng 30.000m2, theo QHPK đô thị GS, tỷ lệ 1/5000 được phê duyệt ngày 13/8/2015, khu đất nằm trong khu vực quy hoạch định hướng chức năng đất an ninh, quốc phòng.
Minh Quân
Đây là 2 trong tổng số 9 cơ sở nhà đất tại 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm phải di dời đợt 1 theo quy hoạch.
Thông tin trên được ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết ngày 9/8.
Lấy cảm hứng từ làng chiếu Cẩm Nê nổi danh, Sun Cosmo Residence Da Nang không chỉ là tổ hợp hiện đại, giao lộ thịnh vượng giữa lòng Đà thành mà còn là nơi tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, đậm hồn dân tộc.
UBND thành phố Hạ Long vừa có văn bản khuyến cáo việc kinh doanh mua bán căn hộ tại dự án Khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại lô đất H5-2, đa giác số 4, khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, thành phố Hạ Long.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội đã tháo gỡ được 419 dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc.
Tại Hà Nội, tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị.
Hàng loạt dự án chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện vẫn còn vướng mắc, tranh chấp giữa Ban Quản trị và các chủ đầu tư; hoặc vướng mắc về cơ chế tài chính dẫn đến chưa được cấp giấy chứng nhận…
Các dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu hầu hết đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt giải quyết. Các dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình thuận đã được Tổ công tác và các bộ, ban ngành tận tình hướng dẫn và địa phương đang tập trung tháo gỡ.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, theo công bố, nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.