Tháng 11/2022, Chính phủ đã có nhiều động thái mạnh mẽ, như thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án bất động sản. Tổ trưởng là ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tính tới nay, sau 9 tháng thành lập, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương, trong đó có các địa phương là "điểm nóng" là Hà Nội và TPHCM.
Trong Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 33, vào chiều 3/8, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết: Tính đến ngày 1/8, Tổ công tác đã nhận được 112 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 174 dự án bất động sản.
Tại Hà Nội, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản như triển khai thực hiện dự án nhà ở, khu đô thị, chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án…
Qua đó, xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Do đó, Tổ công tác đã hướng dẫn UBND TP. Hà Nội tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND thành phố để UBND Thành phố thực hiện.
Ngoài ra, Tổ công tác nhận được 12 văn bản của 12 doanh nghiệp và người dân kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tổ công tác đã xử lý 12 kiến nghị tại 11 văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết về Tổ công tác.
Hiện UBND TP. Hà Nội đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành.
Theo thông tin của Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án, tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu, hiện Thành phố đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án.
Bộ Xây dựng nhận định, Tổ công tác đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương, đồng thời tiếp nhận các văn bản, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân.
Theo đó, Bộ Xây dựng, Tổ công tác đã rà soát, xử lý theo thẩm quyền, đồng thời đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với các khó khăn, vướng mắc của các dự án mà Tổ công tác nhận được.
Qua tổng hợp, nghiên cứu, xem xét các văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân gửi đến cho thấy hầu hết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng,...
Do đó, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn nhiều khó khăn do quá trình triển khai thực hiện nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc rất khó tháo gỡ; một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị các địa phương cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc trong một bộ phận cán bộ, công chức.
Tiếp tục tập trung nguồn lực, thời gian hợp lý để rà soát, lập danh mục các dự án bất động sản có khó khăn, vướng mắc; đánh giá cụ thể, lý do, nguyên nhân khó khăn, vướng mắc; trên cơ sở đó, khẩn trương chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền. Nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất rõ giải pháp lên cấp có thẩm quyền.
Thùy Chi
Tại Hà Nội, tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị.
Hàng loạt dự án chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện vẫn còn vướng mắc, tranh chấp giữa Ban Quản trị và các chủ đầu tư; hoặc vướng mắc về cơ chế tài chính dẫn đến chưa được cấp giấy chứng nhận…
Các dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu hầu hết đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt giải quyết. Các dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình thuận đã được Tổ công tác và các bộ, ban ngành tận tình hướng dẫn và địa phương đang tập trung tháo gỡ.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, theo công bố, nhiều dự án chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.
Dự án Khu đô thị Năm Sao (tên thương mại Five Star Eco City) tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc và xã Long Trạch, Long Khê, huyện Cần Đước, tỉnh Long An của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao được xác định có nhiều sai phạm trong quá trình giao và xác định giá đất.
Theo chủ đầu tư, đơn vị này nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP và Đầu tư Nguyễn Kim, cùng các cá nhân khác theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2015/CNCP/NKG-PMH ngày 26/11/2015 nên không liên quan đến Tổng Công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II).
Dự án được thực hiện trên khu đất có quy mô gần 7,3 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.200 tỷ đồng, bao gồm 1.059,9 tỷ đồng chi phí thực hiện dự án và 49,7 tỷ đồng bồi thường tái định cư.
Việc tạm dừng giao dịch được lãnh đạo UBND TP.HCM đưa ra sau khi nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, quá trình lựa chọn, xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đăng ký làm các dự án.
Theo chủ đầu tư, hiện nay dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. Do đó, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý để huy động vốn và bán ra ngoài cho người dân có nhu cầu mua, thuê.