Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo quý 2 thị trường bất động sản Việt Nam.
Tại báo cáo này, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 31/5/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 925.796 tỷ đồng, tăng gần 20.000 tỷ so với thời điểm cuối tháng 4/2023.
Hiện dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh BĐS khác có số lượng lớn nhất với 270.000 tỷ đồng. Tiếp theo là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án nhà ở đứng thứ 2 với 252.796 tỷ đồng…
Về các ngân hàng cho vay, khảo sát của tờ Kiến thức Đầu tư cho thấy, tại 27 ngân hàng đã niêm yết, chỉ có 12 ngân hàng công bố về tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản thông qua Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh.
Xét theo tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, danh sách 12 ngân hàng này theo thứ tự giảm dần tại thời điểm 30/6 gồm: Techcombank (33,68%), VietBank (17,98%), VPBank (15,22%), SHB (14,84%), HDBank (12,05%), MSB (8,82%), TPBank (7,75%), Saigonbank (6,62%), KienLong Bank (6,47%), MB (5,75%), PG Bank (4,81%), và VIB (0,72%).
Trong đó, có 8 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ cho vay bất động sản tăng so với thời điểm cuối năm 2022. Ở chiều ngược lại, 4 ngân hàng lại ghi nhận giảm nhẹ tỷ lệ này là VietBank (giảm 2,62%), KienLong Bank (giảm 0,08%), PG Bank (giảm 2,84%), và VIB (giảm 0,14%)
Xét về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, Techcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu với 153.692 tỷ đồng đồng. Theo sau đó là VPBank (63.553 tỷ đồng) và SHB (58.437 tỷ đồng).
Vân Phong
Thông tin trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết chiều nay tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, cung tiền M2 kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, tập trung tín dụng vào các động lực tăng trưởng.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) đạt hơn 245.206 tỷ đồng, tăng 5,96% so với thời điểm 31/12/2022, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.016 tỷ đồng.
Ông Bùi Hồng Minh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng bị kỷ luật Cảnh cáo do đã có vi phạm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Sau 6 tháng bị đẩy xuống vị trí thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đến tháng 7 này, ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị thứ hai. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, nguồn vốn này vào Việt Nam đã giảm gần 50%.
Cổ phiếu SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức được Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) lựa chọn đưa vào rổ VN30-Index - chỉ số đại diện cho nhóm 30 mã cổ phiếu có vốn hóa và mức thanh khoản cao nhất niêm yết trên sàn HOSE.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng lớn tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 5, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 8,2% so với đầu năm. Đây là mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ vài năm trở lại đây.
Bộ Tài chính cho biết, tổng hợp từ báo cáo của 221 chủ thể, bằng 47% trên tổng số chủ thể quản lý di tích. Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo.
TPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 và 6 tháng đều suy giảm trong khi nợ xấu nhảy vọt gấp 2,8 lần đầu kỳ.