Số liệu trên được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng năm 2023 vừa được công bố.
Theo số báo cáo trên, 7 tháng đầu năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản thu hút 1,61 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm gần một nửa so với cùng kỳ 2022.
“Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,61 tỷ USD, chiếm hơn 9,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 49,8% so với cùng kỳ”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
Ảnh minh họa.
Như vậy, sau 6 tháng bị đẩy xuống vị trí thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đến tháng 7 này, ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị thứ hai.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 3,38% GDP của Việt Nam (cùng kỳ năm ngoái ngành này chiếm 3,32%).
Về nguồn vốn FDI, tính đến ngày 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước (3,15 tỷ USD).
Còn theo báo cáo từ Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm 2023, kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này đều có mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 58,9% và 54,1%.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường lại có xu hướng tăng cao (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng cao nhất trong 17 lĩnh vực.
Minh Quân
Cổ phiếu SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) chính thức được Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) lựa chọn đưa vào rổ VN30-Index - chỉ số đại diện cho nhóm 30 mã cổ phiếu có vốn hóa và mức thanh khoản cao nhất niêm yết trên sàn HOSE.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng lớn tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 5, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 8,2% so với đầu năm. Đây là mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ vài năm trở lại đây.
Bộ Tài chính cho biết, tổng hợp từ báo cáo của 221 chủ thể, bằng 47% trên tổng số chủ thể quản lý di tích. Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo.
TPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 và 6 tháng đều suy giảm trong khi nợ xấu nhảy vọt gấp 2,8 lần đầu kỳ.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng nhưng hiện nay bối cảnh tạo điều kiện cho chúng ta có những chuyển hướng chính sách, cả về chính sách tài khóa và tiền tệ mà về cơ bản, hướng vào việc hỗ trợ tăng trưởng.
Đây là lần mua lại trái phiếu trước hạn thứ 6 của Techcombank kể từ tháng 5 đến nay.
Sau nhiều đồn đoán, chủ mới của ngân hàng PGBank là những cái tên rất xa lạ. Đáng chú ý, tất cả đều có chung kịch bản: chi hơn 800 tỷ thâu tóm PGBank trong khi vốn chỉ có vài tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, 4 mã trái phiếu được giao dịch với tổng số 39 lệnh giao dịch của nhà đầu tư, trong đó 38 giao dịch được lựa chọn phương thức thanh toán ngay và 1 giao dịch áp dụng phương thức thanh toán cuối ngày.
Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023 do chi phí vốn của các NHTM đang giảm nhờ: Tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành và NHNN ban hành Thông tư 02 cho phép giãn trích lập dự phòng nợ xấu.