Ngày 13/4/2020, một ngân hàng triển khai Thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng thời hạn 15 năm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD).
Kể từ đó đến nay, FWD chưa từng hết thua lỗ.
FWD gia nhập thị trường Việt Nam sau khi mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam vào tháng 06/2016. |
FWD là tập đoàn bảo hiểm thuộc tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) được thành lập tại châu Á vào năm 2013. FWD gia nhập thị trường Việt Nam sau khi mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam vào tháng 06/2016.
FWD hoạt động tại Hồng Kông, Macau, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam, cung cấp các dịch vụ về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm cho người lao động tại các thị trường trên.
Theo báo cáo tài chính tóm tắt sau kiểm toán năm 2022 của FWD, năm 2022, công ty ghi nhận 1.684 tỷ đồng lỗ sau thuế, tăng mạnh so với con số lỗ 1.053 tỷ đồng của năm 2021.
Trong năm 2022, công ty thua lỗ nặng khi Tổng chi phí có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn Tổng doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2022 của FWD đạt 6.584 tỷ đồng, tăng 2.345 tỷ đồng, tương đương 55,3% so với năm 2021. Thế nhưng, Tổng chi phí lại tăng 2.976 tỷ đồng, tương đương 56,2% lên 8.268 tỷ đồng.
Cần phải nhấn mạnh, trong năm “bản lề” 2020 (vì tham gia kênh bancass), FWD thua lỗ kỷ lục, lên đến 1.703 tỷ đồng. Thua lỗ tăng sốc dù Tổng doanh thu đạt 2.692 tỷ đồng, tăng 1.276 tỷ đồng, tương đương 90,1% so với năm 2019 – thời điểm FWD chưa hợp tác với ngân hàng. Trước đó, công ty này đã chìm trong thua lỗ suốt thời gian rất dài.
Trong giai đoạn 2015-2019, FWD ghi nhận các khoản lỗ 62 tỷ đồng, 120 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 760 tỷ đồng và 754 tỷ đồng. Vì vậy, tại ngày 31/12/2022, FWD có 6.926 tỷ đồng Lỗ lũy kế.
Có thể thấy, kể từ khi hợp tác với ngân hàng, Công ty bảo hiểm FWD ghi nhận doanh thu đột phá, tăng từ 1.416 tỷ đồng của năm 2019 lên 6.584 tỷ đồng của năm 2022. Thế nhưng, kết quả là, công ty vẫn tiếp tục ghi nhận đà thua lỗ ngàn tỷ.
Hà Thành
Sau 3,5 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Novaland chứng kiến quy mô nhân sự giảm hơn 40%, nợ tăng gần gấp ba lên lên 8,93 tỷ đô la. Đáng chú ý, sau khi cổ đông lớn liên tục bị giải chấp, không loại trừ khả năng Novaland sẽ xuất hiện các ông chủ
Hiện doanh nghiệp này còn 5 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 2.400 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này đều được phát hành trong năm 2021 và sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2024 - 2028.
Cụ thể, doanh nghiệp này muốn phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán là 1.000:148, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1.000 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 148 cổ phiếu mới.
Sau khi khất nợ trái phiếu, No Va Thảo Điền phải hoán đổi trái phiếu thành tài sản khác. Đây là cái kết không ngạc nhiên vì ở thời điểm phát hành lô trái phiếu 2.300 tỷ đồng, No Va Thảo Điền có chuỗi năm dài không phát sinh doanh thu.
Từ 15/2 đến nay, do không thu xếp được dòng tiền, Đất Xanh Miền Nam đã không thể thanh toán lãi 7 kỳ trái phiếu đáo hạn của mã MNRCH2123001.
Theo báo cáo, doanh nghiệp này đang rót gần 7.000 tỷ đồng vào loạt dự án gồm: Khu đô thị du lịch Cái Giá Cát Bà, Kim Văn Kim Lũ, Trung tâm thương mại Chợ Mơ, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, 93 Láng Hạ…
Cuối năm 2022, Tập đoàn Vicoland đối mặt với khoản lỗ lũy kế gần 100 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty đang có 500 tỷ đồng nợ xấu nhóm 5 tại VietABank. Tài sản đảm bảo là dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải cũng trong tình trạng chậm tiến độ.
Công ty Hồ Thác Bà, thành viên của Tập đoàn Alphanam gần như không phát sinh doanh thu trong nhiều năm. Vì vậy, giới đầu tư bất động sản đang đặt ra câu hỏi về hiện trạng dự án Hồ Thác Bà do công ty này làm chủ đầu tư.
Câu chuyện Ricons gửi đơn kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons trong bối cảnh doanh nghiệp này đang trên đường đua cùng liên minh dự thầu ở sân bay Long Thành càng khiến sự việc thêm nóng.
Khu đô thị Trung Minh gồm 2 dự án Khu đô thị Trung Minh A có diện tích 83,54ha; phần còn lại thuộc về Khu đô thị mới Trung Minh B (58,87ha).