Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm 2023 và tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023.
Theo báo cáo mới được công bố, trong quý 2/2023, “ông lớn” xây dựng này ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.566 tỷ đồng, tăng 110% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do biên lợi nhuận gộp giảm, doanh thu tài chính giảm cùng với việc ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết, trong khi các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý đều tăng so với cùng kỳ… dẫn đến kết quả, lãi sau thuế giảm 21% còn 130 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của công ty đạt 6.531 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ và lãi sau thuế đạt 139 tỷ đồng, giảm 81%.
Năm 2023, “ông lớn” xây dựng này đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 16.340 tỷ đồng, tăng 70% so với thực hiện năm 2022 và lãi sau thuế 860 tỷ đồng, giảm 8%. Như vậy, với kết quả trên, nửa đầu năm nay, VCG mới thực hiện được 42% chỉ tiêu tổng doanh thu và 16% chỉ tiêu lãi sau thuế.
Trong cơ cấu doanh thu thuần nửa đầu năm nay, hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 3.922 tỷ đồng được ghi nhận, tăng gấp 3,4 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của hoạt động này đạt 2%, trong khi cùng kỳ kinh doanh dưới giá vốn.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này có thêm doanh thu từ kinh doanh bất động sản hơn 1.659 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp gần 29%, trong khi cùng kỳ không có doanh thu từ hoạt động này.
Theo báo cáo, tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản của Vinaconex giảm gần 600 tỷ đồng so với đầu năm, ghi nhận ở mức 31.404 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn 8.613 tỷ đồng, giảm 5%. Riên khoản phải thu đối với Công ty liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh gần 492 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho 6.690 tỷ đồng, giảm 6%.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đạt gần 7.000 tỷ đồng, giảm 7% đầu năm. Chiếm phần lớn là dự án Khu đô thị Du lịch Cái Giá Cát Bà hơn 5.094 tỷ đồng, dự án Kim Văn Kim Lũ 507 tỷ đồng, trung tâm thương mại Chợ Mơ gần 423 tỷ đồng, dự án Thủy điện Đăk Ba gần 327 tỷ đồng….
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả gần 21.455 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 7.292 tỷ đồng; khoản vay tài chính dài hạn hơn 6.059 tỷ đồng.
Tuấn Minh
Cuối năm 2022, Tập đoàn Vicoland đối mặt với khoản lỗ lũy kế gần 100 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty đang có 500 tỷ đồng nợ xấu nhóm 5 tại VietABank. Tài sản đảm bảo là dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải cũng trong tình trạng chậm tiến độ.
Công ty Hồ Thác Bà, thành viên của Tập đoàn Alphanam gần như không phát sinh doanh thu trong nhiều năm. Vì vậy, giới đầu tư bất động sản đang đặt ra câu hỏi về hiện trạng dự án Hồ Thác Bà do công ty này làm chủ đầu tư.
Câu chuyện Ricons gửi đơn kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons trong bối cảnh doanh nghiệp này đang trên đường đua cùng liên minh dự thầu ở sân bay Long Thành càng khiến sự việc thêm nóng.
Khu đô thị Trung Minh gồm 2 dự án Khu đô thị Trung Minh A có diện tích 83,54ha; phần còn lại thuộc về Khu đô thị mới Trung Minh B (58,87ha).
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tổng công ty Fico rà soát, xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 109.659 triệu đồng (gần 110 tỷ đồng) và xử lý ghi tăng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá số tiền 14.785 triệu đồng.
Lý do chậm thanh toán là do thị trường tài chính, thị trường giao dịch bất động sản diễn biến không thuận lợi, dẫn đến tổ chức phát hành chưa thu xếp kịp nguồn tiền để thanh toán gốc trái phiếu đúng hạn so với kế hoạch.
Trong khi lợi nhuận èo uột, Phú Đông Group, chủ đầu tư dự án Phú Đông Sky Garden nợ lớn khiến khả năng trả nợ yếu trong ngắn hạn.
Tới cuối năm 2022, Công ty Đầu tư Anh Tuấn vẫn chưa xóa hết lỗ lũy kế và thường xuyên không phát sinh doanh thu trong nhiều năm.
Kể từ khi Nghị định 08 được ban hành cho đến nay, hoạt động đàm phán gia hạn kỳ hạn trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ diễn ra sôi động. Tính đến ngày 26/6 đã có hơn 30 doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu.
Giải thích lý do chậm thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group cho biết, có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là các nhà máy điện thuộc sở hữu của công ty mới COD cuối năm 2021 và vẫn trong gian đoạn cân chỉnh nên chưa vận hành tối đa công suất.