Ảnh dự án Lotus Residence. Nguồn: kinhtechungkhoan.vn
Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn (Đầu tư Anh Tuấn) được giới thiệu với nhiều mỹ từ. Khởi đầu từ một công ty chuyên về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản ra đời vào năm 2001, Anh Tuấn đã ghi tên mình vào danh mục những doanh nghiệp thành công nhất Việt Nam.
“Song hành với sứ mệnh kiến tạo cuộc sống bền vững cho cộng đồng, chúng tôi đã phát triển thành tập đoàn đa ngành nghề - Anh Tuấn Group. Trên cơ sở tái cấu trúc, tiến tới hợp nhất các đơn vị thành viên, Anh Tuấn Group đang tạo nên một thế lực cạnh tranh mới trên thương trường”, nhiều môi giới đã chia sẻ thông tin này của Anh Tuấn.
Thế nhưng, trên thực tế, trong nhiều năm gần đây, ngoại trừ 2022, Đầu tư Anh Tuấn không hề phát sinh doanh thu nên thường xuyên thua lỗ. Trong khi đó, công ty phải tăng cường đi vay nên cuối năm 2022 đã rơi vào tình cảnh “khả năng trả nợ yếu”.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, Đầu tư Anh Tuấn ghi nhận nợ phải trả lên đến 506 tỷ đồng, so với 495 tỷ đồng hồi cuối năm 2021; cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 79,8% tổng nguồn vốn.
Đáng chú ý, tất cả nợ tại Đầu tư Anh Tuấn đều là nợ ngắn hạn, khiến áp lực trả nợ trước mắt tăng cao. Trong khi đó, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh từ 622 tỷ đồng xuống 483 tỷ đồng.
Như vậy, hồi cuối năm 2022, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 0,95. Theo lý thuyết kế toán, hệ số này < 1 thể hiện “khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn”.
Không chỉ rơi vào tình cảnh “khả năng nợ yếu”, bức tranh tài chính của Đầu tư Anh Tuấn khá kém sắc khi nhiều năm không có doanh thu và chưa xóa hết lỗ lũy kế.
Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn thành lập ngày 10/10/2009 với ngành nghề chính là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”, người đại diện pháp luật là ông Dương Tuấn Tú.
Ngoài Đầu tư Anh Tuấn, ông Dương Tuấn Tú còn đại diện cho các đơn vị sau: Công ty cổ phần Thương mại Phú Hưng Vượng, Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Anh Tuấn, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Đức Hưng Phát và Công ty TNHH Xây dựng Thương mại quốc tế Tuấn Long.
Năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu rất thấp, chỉ 2,1 tỷ đồng. Nhưng dù sao đây vẫn là con số lớn nếu so sánh với 5 năm gần đây. Trong giai đoạn 2017-2021, 2019 là năm duy nhất công ty đạt doanh thu với con số chỉ 10,4 triệu đồng. Các năm còn lại, Đầu tư Anh Tuấn không phát sinh doanh thu.
Kết quả là, trong giai đoạn 2017-2021, chỉ có năm 2020, Đầu tư Anh Tuấn không thua lỗ nhưng cũng chẳng có lãi. Các năm còn lại, công ty thua lỗ lần lượt 6,8 tỷ đồng (năm 2017), 3,2 tỷ đồng (năm 2018), 2,8 tỷ đồng (năm 2019) và 4,1 tỷ đồng (năm 2021).
Bước sang năm 2022, Đầu tư Anh Tuấn đạt lợi nhuận sau thuế 336 triệu đồng. Đây là con số rất nhỏ nên chưa đủ sức xóa lỗ lũy kế. Vì vậy, tại ngày 31/12/2022, lỗ lũy kế tại doanh nghiệp là 29,3 tỷ đồng.
Một trong những dự án được quảng bá nhiều trên mạng xã hội của Đầu tư Anh Tuấn là Khu dân cư Phú Thuận (Lotus Residence). Ngoài bức tranh tài chính kể trên của chủ đầu tư, dự án từng bị cầm cố tại ngân hàng.
Cụ thể, ngày 28/5/2015, Đầu tư Anh Tuấn đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) Chi nhánh Sài Gòn. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ quyền khai thác, quyền KD, Quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng phát sinh từ việc triển khai dự án Khu dân cư Phú Thuận, phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh do Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn làm chủ đầu tư”. Giá trị tài sản này được xác định là hơn 346 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm 2015, dự án được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội và chủ đầu tư đã nhận đặt cọc của hàng trăm khách hàng. Dù mở bán từ năm 2015 nhưng đến năm 2017, Đầu tư Anh Tuấn mới chính thức được UBND TP.HCM chấp thuận sử dụng đất.
P.V
Kể từ khi Nghị định 08 được ban hành cho đến nay, hoạt động đàm phán gia hạn kỳ hạn trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ diễn ra sôi động. Tính đến ngày 26/6 đã có hơn 30 doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu.
Giải thích lý do chậm thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu, thành viên của Trung Nam Group cho biết, có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là các nhà máy điện thuộc sở hữu của công ty mới COD cuối năm 2021 và vẫn trong gian đoạn cân chỉnh nên chưa vận hành tối đa công suất.
6 kỳ thanh toán gần đây nhất từ kỳ thứ 12 đến kỳ thứ 17 (từ 15/2 đến 30/6/2023) Đất Xanh Miền Nam chưa thể trả lãi cho trái chủ.
Đây là một trong những nội dung chính trong phần thảo luận của cổ đông với HĐQT Công ty Bất động sản Phát Đạt tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2023.
Ông Trương Thanh Phong (nguyên Tổng giám đốc), Trần Văn Vẹn (nguyên Chủ tịch HĐQT) và Trần Bảy (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch chiến lược) Tổng Công ty Lương thực Miền Nam -VINAFOOD II bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 58,9% và 54,1%.
Victory Capital vừa thông qua danh sách 5 nhà đầu tư sẽ mua 100 triệu cổ phiếu PTL của Victory Capital theo hình thức riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã CK: KDH) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, dự kiến triển khai trong quý III/2023.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) dự kiến vay 800 tỷ đồng từ Ngân hàng Nam Á và vay 300 tỷ đồng từ Ngân hàng An Bình để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cổ phiếu ABS của Bitagco đang ở mức 7.290 đồng/cổ phiếu, giảm 89,8% so với đỉnh 71.170 đồng/cổ phiếu được thiết lập 26/4/2021 khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.