Theo báo cáo từ Cục Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm 2023, kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này đều có mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 58,9% và 54,1%.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường lại có xu hướng tăng cao (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng cao nhất trong 17 lĩnh vực.
Liên quan đến vấn đề này, Báo cáo chuyên đề “Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam” do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố mới đây cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ khi chỉ có 1.744 doanh nghiệp thành lập mới.
Theo báo cáo, trong quý 1/2023, doanh thu của các doanh nghiệp bất động sản giảm 6,46% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang, buộc phải tạm dừng do doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án.
Theo VARs, bản thân doanh nghiệp hiện tại thiếu vốn để sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Trong khi, doanh thu thì sụt giảm nhưng vẫn phải gồng mình lên gánh nhiều khoản chi phí. Việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng không phải là đơn giản….
Trong bối cảnh khó khăn vẫn chưa được tháo gỡ hoàn toàn, các chuyên gia VARs cho rằng, doanh nghiệp hiện đang cần “liều thuốc” là dự án được phê duyệt sớm và cần tiền thật để phục hồi hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh hơn là được giãn, hoãn nợ.
Hơn nữa, việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng không phải là đơn giản. Hầu hết các ngân hàng vẫn tiếp tục siết chặt các nguồn cho vay (đặc biệt là những doanh nghiệp nợ cũ rơi vào nhóm đối tượng cho giãn, hoãn) và mở rộng nhỏ giọt dư nợ cho vay đối với các giao dịch bất động sản. Kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát, lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư…
Victory Capital vừa thông qua danh sách 5 nhà đầu tư sẽ mua 100 triệu cổ phiếu PTL của Victory Capital theo hình thức riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã CK: KDH) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, dự kiến triển khai trong quý III/2023.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) dự kiến vay 800 tỷ đồng từ Ngân hàng Nam Á và vay 300 tỷ đồng từ Ngân hàng An Bình để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cổ phiếu ABS của Bitagco đang ở mức 7.290 đồng/cổ phiếu, giảm 89,8% so với đỉnh 71.170 đồng/cổ phiếu được thiết lập 26/4/2021 khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.
Năm 2022, Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.212 tỷ đồng, gấp gần 31 lần so mức 39,4 tỷ đồng đạt được năm 2021. Tính trung bình, đơn vị này lãi 3,32 tỷ đồng/ngày.
Thời gian qua, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Sài Gòn 5 liên tục có đơn kêu cứu vì đứng trước nguy cơ vỡ nợ do dự án không thể triển khai.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 và năm 2022 là số âm nên cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo bị đưa vào diện kiểm soát.
DRH Holding vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu 83 tỷ đồng, tăng 37,8% và lợi nhuận trước thuế 2 tỷ đồng, giảm 86,4% YoY.
Sau làn sóng giải chấp cùng loạt động thái chủ động bán ra lượng lớn cổ phiếu NVL, gia đình ông Bùi Thành Nhơn và tổ chức có liên quan đã hạ sở hữu tại Novaland về mức 50,4% vốn điều lệ.
Công ty CP Trung Nam (Trung Nam Land, thành viên Tập đoàn Trung Nam) vừa có công bố thông tin tài chính định kỳ năm 2022 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, năm 2022, Trung Nam Land ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 2,9 tỷ đồng, so với cùng kỳ lãi hơn 39 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) -0,2%, so với cùng kỳ 2,5%.