Liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đóng góp ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết cơ bản nhất trí với việc quy định theo hướng phân quyền cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất, đất trồng lúa, đất xen kẹt sang các loại đất phi nông nghiệp nhằm đơn giản hoá trình tự, thủ tục, tạo sự chủ động, linh hoạt cho Thủ đô.
Trường hợp thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất mà hiện trạng trên đất đó có rừng thì phải thực hiện thêm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định pháp luật về lâm nghiệp.
Bộ NN&PTNT đề nghị nghiên cứu, thống nhất một thủ tục thực hiện cho hai hoạt động chuyển đổi này (chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng) theo hướng ủy quyền cho HĐND Thành phố Hà Nội thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha (tham khảo, vận dụng Quyết định 14/2022/QĐ-TTg ngày 25/5/2022 quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho HĐND tỉnh Thanh Hóa, HĐND tỉnh Nghệ An tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2 để lựa chọn, cụ thể hóa các quy định phù hợp với thực tế của Hà Nội).
Về ý kiến này, Bộ Tư pháp cho biết, để chủ động trong việc thực hiện, dự thảo Luật phân quyền cho HĐND thành phố ban hành trình tự, thủ tục chuyển đổi và cơ chế này cũng đã cho Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng tại Nghị quyết số 98/2023/QH15.
Đóng góp ý kiến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sửa khoản 2 Điều 30 như sau: “UBND thành phố Hà Nội xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất) trong trường hợp bảng giá đất đã được xây dựng phù hợp thị trường để áp dụng cho các trường hợp sau đây:”…
Ảnh minh họa |
Phản hồi ý kiến này, Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng: HĐND thành phố Hà Nội quy định cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu của các dự án giữa doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thương mại, dịch vụ với nhà nước, người dân có đất bị thu hồi và áp dụng các phương pháp định giá đất theo quy định của Luật Đất đai và phương pháp thặng dư áp dụng đối với đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.
Đối với nội dung liên quan đến “đất xen kẹt” tại khoản 5 Điều 30 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): trong phân loại đất tại Điều 10 của Luật Đất đai 2013 không có quy định về loại đất này.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thuận tiện trong quá trình áp dụng pháp luật và hiểu một cách thống nhất, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung giải thích về loại “đất xen kẹt” vào Điều 3 về giải thích từ ngữ hoặc Điều 30 về quản lý, sử dụng đất đai của dự thảo Luật; trên cơ sở đó, cùng với Luật Đất đai hiện hành và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang hoàn thiện để quy định về quản lý, sử dụng “đất xen kẹt” cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Phản hồi ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng không quy định nội dung này tại dự thảo Luật.
Xuân Hưng
Trong tháng 7, thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện tín hiệu tăng trưởng trở lại. Đáng chú ý, xu hướng tăng này diễn ra với tất cả các phân khúc.
Thông tư 06 chưa chỉ rõ các đối tượng được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Trong khi đó, lại chỉ ra những đối tượng không được vay một cách chung chung, mơ hồ. Khiến cho các ngân hàng thương mại, nếu không có thiện chí cho vay sẽ dễ dàng từ chối hồ sơ của khách hàng BĐS một cách “đúng quy định”.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức quyết định giá đất cụ thể và thành lập hội đồng thẩm định giá đất.
Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông báo kết luận cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất.
Đó là quan điểm được đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) đưa ra sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất.
Doanh nghiệp bất động sản đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn về định giá đất trước ngày 15/8/2023.
Trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2023, dịch vụ lưu trú tại Hà Nội đã có những tín hiệu phục hồi nhất định, tuy nhiên vẫn chưa đạt mức trước dịch. Với những chính sách hỗ trợ tích cực từ Nhà nước kèm dự báo FDI tích cực, thị trường khách sạn và căn hộ dịch vụ dự kiến hồi phục hoàn toàn sau năm 2024.
Việc nhiều khu phố thương mại bị bỏ trống, chưa đưa vào kinh doanh có thể ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của du khách và hình ảnh của ngành du lịch ở Phú Quốc, theo chuyên gia.