Thứ 1 ngày 24 tháng 11 năm 2024 / 7:15

Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến 2023

Các đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan bao gồm Chính phủ và 11 Bộ, ngành, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trong giai đoạn từ 2015-2023.

Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến 2023 |

Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến 2023

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

 

Liên quan đến việc giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Về thời gian, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, đồng thời có thể xem xét thời kỳ trước hoặc sau thời gian nêu trên nếu cần mở rộng đối tượng và phạm vi liên quan.

Các đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan yêu cầu báo cáo theo đề cương, bao gồm Chính phủ và 11 Bộ, ngành, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

“Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố không tổ chức Đoàn giám sát về chuyên đề này theo quy định tại Nghị quyết số 95/QH/ 2015 nhưng có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện tại địa phương và kết quả giám sát về nội dung liên quan đến chuyên đề giai đoạn 2015-2023, gửi báo cáo về Đoàn giám sát theo đề cương. Đoàn giám sát dự kiến giám sát trực tiếp tại 8 bộ, ngành, cơ quan và tại 12 địa phương.” - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Đoàn giám sát có thể điều chỉnh kế hoạch giám sát và yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát, các cơ quan có liên quan báo cáo bổ sung nội dung ngoài đề cương để giám sát, làm rõ các nội dung thuộc phạm vi chuyên đề giám sát.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khuyến khích các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin khác cho Đoàn giám sát. Đoàn giám sát sẽ tham khảo, tận dụng các kết quả giám sát trước đó nếu xét thấy có liên quan, và quá trình tổng kết việc thực hiện các luật, cơ chế, chính sách khác có liên quan đến quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội mà trong quá trình xây dựng các luật Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Đấu thầu, Luật Tổ chức tín dụng đã tổng kết, báo cáo chuyên đề của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, đồng thời tham khảo thêm kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chuyên đề, chuyên đề ngành gần đây có liên quan do Bộ Xây dựng, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã và đang thực hiện;

Giao cơ quan Thường trực Đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm hoàn thiện hồ sơ gửi đến các đối tượng được giám sát và các cơ quan có liên quan theo mốc thời gian đã dự kiến tại dự thảo kế hoạch chi tiết giám sát.

Nội dung giám sát:

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản;

Công tác quy hoạch; Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản;

Việc triển khai các dự án bất động sản;

Việc sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản;

Chuyển nhượng dự án bất động sản; Các loại hình bất động sản mới;

Đặt cọc trong giao dịch kinh doanh bất động sản;

Thanh toán trong giao dịch bất động sản;

Hợp tác quốc tế về kinh doanh bất động sản;

Tín dụng của thị trường bất động sản;

Kinh doanh dịch vụ bất động sản;

Công khai, minh bạch thông tin về thị trường bất động sản;

Điều tiết thị trường bất động sản;

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản;

Công tác tiếp nhận, thụ lý, điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án liên quan đến kinh doanh bất động sản;

Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan chuyên môn;

Thông tin, truyền thông để hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản.

Đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội, tập trung giám sát các nội dung về: Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; Đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; Quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; Việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội; Loại nhà và tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà ở xã hội; Việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; Về quản lý, vận hành nhà ở xã hội; Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiểm toán, xử lý vi phạm; Việc thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội

Xuân Hưng

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202308/quoc-hoi-giam-sat-ve-quan-ly-thi-truong-bat-dong-san-tu-nam-2015-den-2023-6490c25/

Tin liên quan