Thông tin được Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết tại Báo cáo thị trường trái phiếu tháng 5/2024.
Tại báo cáo trên, VBMA đưa ra số liệu tổng hợp từ HNX và SSC cho thấy, trong tháng 5 vừa qua, có 19 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được ghi nhận với tổng giá trị đạt 16.695 tỷ đồng.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 59.909 tỷ đồng, với 6 đợt phát hành ra công chúng trị giá 8.878 tỷ đồng (chiếm 14,8% tổng giá trị phát hành) và 58 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 51.031 tỷ đồng (chiếm 85,2% tổng số).
Ở chiều ngược lại, trong tháng 5, các doanh nghiệp đã mua lại 9.178 tỷ đồng trái phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 46.252 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 51% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 23.536 tỷ đồng).
Hiện HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ giai đoạn 2 trong năm 2024 với tổng giá trị tối đa 6.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/ trái phiếu, kỳ hạn trên 5 năm.
Tương tự, HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ giai đoạn 1 năm 2024, được chia thành đợt 1 và đợt 2 với tổng giá trị tối đa lần lượt là 8.000 tỷ đồng và 12.000 tỷ đồng.
“Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 163.860 tỷ đồng. 42% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 69.627 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 30.498 tỷ đồng, chiếm 19%”, VBMA cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 24/5/2024, có 33 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ, với khối lượng 57.600 tỷ đồng (gấp 2,18 so với cùng kỳ năm 2023).
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm 50,8% (29.200 tỷ đồng) và tổ chức tín dụng chiếm 36% (20.700 tỷ đồng); lãi suất phát hành bình quân 9,07%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 3,88 năm; 27,3% trái phiếu phát hành có điều khoản đảm bảo. Khối lượng mua lại trước hạn là 43.600 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ năm 2023).
Cũng theo báo cáo, tính đến hết ngày 24/5/2024, số mã trái phiếu đăng ký giao dịch trên hệ thống đã công bố trên Chuyên trang thông tin về TPDN của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 1.070 mã trái phiếu của 289 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt gần 992.200 tỷ đồng. Tỷ lệ đã đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch TPDN riêng lẻ: 99% theo số lượng mã; 98% theo giá trị đăng ký giao dịch.
Trong tháng 5, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.602 tỷ đồng, tăng 15,4% so với bình quân tháng trước; bình quân 5 tháng đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 53,6 % so với năm 2023.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, người livestream bán hàng có doanh thu và thu nhập sẽ cần kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bước sang tháng 6, ngoài một số rất ít ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà thì phần lớn các nhà băng vẫn giữ nguyên mức niêm yết như trong tháng 5, dù trước đó cả tháng đã “đua nhau” tăng lãi suất huy động để hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Dòng tiền vào thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi kết quả là doanh thu 5 tháng tăng 7,4% và thu thuế từ nhà, đất tăng 44,8%.
Thông tin trên được Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 được tổ chức chiều 1/6.
Con số trên được Cục Thống kê TP.HCM cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội TP.HCM tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.
“Kết tay đan con tim yêu thương, kết tay cùng đan những tương lai… Yêu thương sẽ thắp sáng những nơi ta qua, vì SeABank là một Nhà…”. Từng giai điệu của ca khúc Kết tay đan yêu thương, bài hát truyền thống của SeABank, ngân vang trong tâm trí người nghe và khúc nhạc đó đã trở thành ngôn ngữ chung, kết nối hàng triệu trái tim khách hàng và cán bộ nhân viên Ngân hàng…
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Đây được xem là một giải pháp để bình ổn giá vàng và đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới.
Chỉ có 4/10 thành viên Hội đồng quản trị MB hiện nay tiếp tục gắn bó với ngân hàng trong nhiệm kỳ 2024-2029 sắp tới. MBBank đang kinh doanh ra sao?
Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.