Sáng nay (21/5), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Căn cứ vào kết quả đấu thầu, đã có 9 thành viên đấu thầu thành công 79 lô tương đương 7.900 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất là 89,42 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 89,42 triệu đồng/lượng.
Trước đó, ngày 20/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tổ chức đấu thầu tổng khối lượng vàng miếng là 16.800 lượng. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là là 88,6 triệu đồng/lượng. Khối lượng 1 lô là 100 lượng.
Tại lần đấu thầu này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, khối lượng đấu thầu tối thiểu là 5 lô, tương đương 500 lượng. Khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (4.000 lượng).
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung trên thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc đấu thầu, kết quả đấu thầu vàng miếng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
Từ 19/4/2024 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 8 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường. Trong đó, có 5 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 35.100 lượng vàng.
Theo thông tin từ một số môi giới, chủ đầu tư bắt đầu nhận booking đặt chỗ từ ngày 18/5. Mỗi booking đặt chỗ tối thiểu 100 triệu đồng/căn. Hiện chủ đầu tư đang đưa ra 3 hình thức bàn giao căn hộ, gồm: thô, cơ bản và full nội thất, đi kèm với các gói tín dụng hoặc trả một lần, giá cao nhất từ 97-219 triệu đồng/m2.
Các đơn vị có liên quan được yêu cầu khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản…
Tại văn bản 325/TTg-NN ngày 20/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 47,22 ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu tái định cư Tân Tập trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Tính đến ngày 30/4/2024, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 163 văn bản, gồm: 9 văn bản của 7 địa phương; 132 văn bản của 79 doanh nghiệp; 2 văn bản của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và 20 văn bản của người dân báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị liên quan đến 193 dự án bất động sản.
Khách sạn Lâu đài Tam Đảo được biết đến là “biểu tượng” của thị trấn Tam Đảo trong những năm qua, khách du lịch trong và ngoài nước đến với thị trấn Tam Đảo đều muốn được ngắm nhìn lâu đài này trong sương giữa ngàn mây núi rừng Tam Đảo nhưng sau khi hoàn thành, khách sạn này vẫn chưa được đưa vào khai thác, đã sang tên chủ khác.
Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối.
Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất, còn 8% với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà nhưng lãi suất cao, thời hạn ưu đãi ngắn, trong vòng 3-5 năm nên "chưa thực sự thu hút người vay”.
Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở… tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong khi đó, loạt dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng giữa Thủ đô lại “vắng bóng” nhà đầu tư.
Thống kê cho thấy, chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để bảo trì, bảo dưỡng mỗi năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024;