Ngày 25/11/2024, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) công bố thông tin bổ sung chương trình họp ĐHĐCĐ bất thường, cập nhật tờ trình xử lý kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần. HĐQT đã chấp thuận đưa nội dung này vào chương trình nghị sự.
Theo đó, nhóm cổ đông này có kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam “do xét thấy cần thiết theo quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 47 Điều lệ; Điểm e Khoản 1 Điều 31 Quy chế quản trị; Điểm e khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Các TCTD 2024”.
Đối với trường hợp của bà Lương Thị Cẩm Tú, nhóm cổ đông này cho rằng theo ghi nhận tại báo cáo quản trị của ngân hàng (01/01-31/12/2023) bà Tú đã vắng 4 cuộc họp của HĐQT và không ủy quyền cho thành viên khác.
Trong năm, bà Tú chỉ tham dự 17/21 cuộc họp, tương ứng tỷ lệ 81%. Đồng thời, bà Tú cũng không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 23 lần. Tổng số lần tham dự lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản đạt 220/243 lần, chiếm tỷ lệ tham dự 91%.
Ghi nhận tại báo cáo quản trị bán niên 2024 (01/01-30/06/2024) cho thấy bà Tú không tham gia lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản một lần. Tổng số lần tham gia trong nửa đầu năm nay là 108/109 lần, chiếm tỷ lệ 99,08%.
“Như vậy, các thông tin trên cho thấy bà Lương Thị Cẩm Tú đã không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản," nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn tại Eximbank lập luận.
Còn với trường hợp của ông Nguyễn Hồ Nam, các cổ đông cho biết theo báo cáo bán niên 2024, trong vòng 2 tháng tham gia HĐQT (bắt đầu giữ chức thành viên HĐQT Eximbank kể từ ngày 26/04/2024), ông đã không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 2 lần. Tổng số lần tham dự là 36/38, chiếm tỷ lệ 94,74%.
Nhóm cổ đông cho rằng ông Nam đã không tham dự đầy đủ các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.
Do đó, nhóm cổ đông dự trình ĐHĐCĐ thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam.
Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980, có hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao tại Sacombank, NamABank. Giai đoạn 2015-2018, bà Tú là Tổng giám đốc NamABank.
Bà Tú gia nhập Eximbank từ năm 2018, từng giữ chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2023, sau đó đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồ Nam sinh năm 1978, là một trong những doanh nhân có tên tuổi lớn trên thị trường tài chính Việt Nam khi là nhà sáng lập của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital. Ông Nam mới được bầu vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 4/2024 vừa qua.
Hiện, HĐQT Eximbank đang có 7 thành viên: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh, 4 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc, Thành viên HĐQT - ông Phạm Quang Dũng, thành viên HĐQT độc lập - ông Trần Anh Thắng.
Trước đó, tại văn bản kiến nghị đề ngày 29/10/2024, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần ngân hàng cũng đã kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với ông Ngo Tony.
Lý do được nhóm cổ đông đưa ra là vì ông Ngo Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Ngân hàng Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông./.
Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay. Ngoài áp lực thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng mùa vụ cuối năm, việc tỷ giá nổi sóng gần đây được cho là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng đồng loạt tăng biểu lãi suất tiền gửi.
Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kỹ lưỡng và khắt khe.
Trong bối cảnh thị trường biến động, tiết kiệm luôn được xem là kênh trú ẩn an toàn cho đồng tiền so với các kênh đầu tư như bất động sản hay chứng khoán. Ở góc độ người tiêu dùng, giải pháp tốt nhất là tối ưu lợi nhuận trên tiền gửi thông qua các ngân hàng có lãi suất ưu đãi, chính sách linh hoạt...
Trong tháng 11, Eximbank và LPBank đang lần lượt đề xuất cổ đông thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính.
Eximbank khẳng định, không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
Bộ Tài chính tại dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi vừa qua, đề xuất nâng mức tính thuế lên 200 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và người dân cho rằng không phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Ngân hàng SCB đang tiếp tục thu gọn hoạt động khi quyết định đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch trên cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội. Chỉ trong tháng 10 và tháng 11, ngân hàng này đã đóng cửa nhiều phòng giao dịch tại các khu vực trọng yếu như Hà Nội và TP.HCM.
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thương hiệu cá nhân với kinh doanh doanh nghiệp, khuyến khích các công ty khởi nghiệp trẻ tận dụng lợi thế của mình để phát triển mạnh mẽ hơn.
Báo cáo mới nhất từ SSI Research cho thấy dự báo lợi nhuận vượt trội trong quý IV ở 3 ngân hàng với mức tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, NIM sẽ tiếp tục chịu áp lực trong quý IV/2024 và có thể sang cả năm 2025.
Trong phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã làm rõ những vấn đề nóng về quản lý thị trường vàng và ngoại hối. Thống đốc cũng chia sẻ về các biện pháp hỗ trợ vay vốn, miễn giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19 và các đợt thiên tai.