Theo quy định từ năm 2014 đến nay, doanh thu tính thuế của hộ cá nhân kinh doanh là 100 triệu đồng, tại dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi vừa được Chính phủ trình lên Quốc hội mới đây và dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 26/11 tới, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức tính thuế lên 200 triệu đồng.
Ghi nhận thông tin từ một số hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc Bộ Tài chính đề xuất nâng mức doanh thu bán hàng trên 200 triệu đồng/năm phải nộp thuế không bõ bèn gì với biến động giá cả thời gian qua. “Các loại mặt hàng hoá, nguyên liệu đầu vào, phí vận chuyển, mặt bằng kinh doanh, nhân công… đã tăng mạnh trong suốt 10 năm qua.
Đa phần các hộ kinh doanh cho rằng, từ khi bùng nổ mạng xã hội, sàn thương mại điện tử thì việc kinh doanh cửa hàng không còn được như giai đoạn trước. "Bất kỳ món đồ nào hiện nay cũng có thể đặt mua trên mạng, cái gì mình có thì trên mạng cũng có, họ còn miễn phí giao hàng tận nơi, nên các tạp hóa truyền thống như chúng tôi bây giờ rất khó khăn", chị Luân (ở Sóc Sơn) chia sẻ.
"Hiện giờ, giá cả leo thang, bán bún trước đây có giá 20.000 đồng thì nay 35.000 đến 40.000 ngàn đồng. Vì vậy, ngành thuế quy định doanh thu chỉ 550.000 đồng/ngày là phải nộp thuế là chưa thực sự phù hợp". chị Luân nói.
Theo chị, cần cân nhắc tăng mức doanh thu tối thiểu hằng năm, con số bao nhiêu tôi chưa có hình dung được nhưng theo tôi phải trên 200 triệu đồng. Việc điều chỉnh này sẽ rất quan trọng, bởi vì thuế ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày của các hộ kinh doanh cá thể, và luật chúng ta nên hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo đó, nên nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế lên 300-350 triệu đồng/năm sẽ phù hợp hơn. Với mức tăng lên 200 triệu đồng/năm như đề xuất, dù tăng gấp đôi so với hiện hành nhưng tính ra mỗi tháng là khoảng hơn 16 triệu đồng. Trừ đi chi phí đầu vào, hàng hóa, lợi nhuận còn lại chẳng bao nhiêu, không đủ chi trả cho sinh hoạt, cuộc sống cho một gia đình 3-4 người.
Chị Như (chủ cửa hàng hoa tươi trên phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cũng cho rằng, mức doanh thu bán hàng trên 200 triệu đồng/năm phải nộp thuế là quá vô lý. Bởi chi phí kinh doanh giá cả hàng hóa, mặt bằng kinh doanh, nhân công, điện, nước, phí vận chuyển... tăng 3-5 lần so với 10 năm trước.
"Với ngưỡng doanh thu tính thuế VAT trên 200 triệu đồng/năm, tức chỉ khoảng 550.000 đồng/ngày, đã thuộc diện nộp thuế VAT rồi. Như vậy, mỗi ngày tôi bán được một bó hoa là phải nộp thuế", chị Như nói.
Ngoài việc nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT của các cá nhân và hộ kinh doanh, dự luật cũng nêu trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật này có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh gần nhất, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức doanh thu tại khoản này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia thuế cao cấp, đề nghị Chính phủ cần đưa ra căn cứ thuyết phục khi chọn ngưỡng doanh thu tính thuế VAT đối với hộ, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ mỗi năm 200 triệu đồng.
Ông Tú cũng cho rằng nếu áp dụng quy định khi CPI biến động 20%, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh ngưỡng này như tại dự thảo thì sẽ "giẫm vào vết xe đổ" của mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN. Quy định cứng nhắc mức CPI biến động 20% tức là người nộp thuế phải đợi đến 6-7 năm ngưỡng doanh thu mới được điều chỉnh.
"Không nên quy định cứng vào trong luật một mức cụ thể và quá cao như vậy, vì nó sẽ gây bất lợi cho người nộp thuế", ông Tú nhấn mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI năm 2020 tăng 3,23%; CPI năm 2021 tăng 1,84%; CPI năm 2022 tăng 3,15% và CPI năm 2023 tăng 3,25%. Như vậy, 3 năm qua, CPI mới biến động tăng thêm 8,22%. Nếu đợi CPI biến động trên 20% mới điều chỉnh ngưỡng doanh thu chịu thuế sẽ là bất lợi cho hộ kinh doanh.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngưỡng doanh thu tính thuế của hộ và cá nhân kinh doanh không nên chỉ căn cứ vào biến động của CPI mà còn theo GDP, lương cơ sở, lương tối thiểu... nữa thì mới đảm bảo chính sách thuế không lỗi thời, lạc hậu so với thực tế phát triển kinh tế - xã hội./.
Ngân hàng SCB đang tiếp tục thu gọn hoạt động khi quyết định đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch trên cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội. Chỉ trong tháng 10 và tháng 11, ngân hàng này đã đóng cửa nhiều phòng giao dịch tại các khu vực trọng yếu như Hà Nội và TP.HCM.
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp thương hiệu cá nhân với kinh doanh doanh nghiệp, khuyến khích các công ty khởi nghiệp trẻ tận dụng lợi thế của mình để phát triển mạnh mẽ hơn.
Báo cáo mới nhất từ SSI Research cho thấy dự báo lợi nhuận vượt trội trong quý IV ở 3 ngân hàng với mức tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, NIM sẽ tiếp tục chịu áp lực trong quý IV/2024 và có thể sang cả năm 2025.
Trong phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã làm rõ những vấn đề nóng về quản lý thị trường vàng và ngoại hối. Thống đốc cũng chia sẻ về các biện pháp hỗ trợ vay vốn, miễn giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19 và các đợt thiên tai.
Các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào lĩnh vực nào và tỷ lệ là bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của tổ chức tín dụng, tùy thuộc vào nguồn vốn của họ huy động, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến đầu tháng 10, các doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, TikTok... đã nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế.
Hàng loạt ngân hàng như: Agribank, Vietcombank, Sacombank, VPBank, SHB, ACB, OCB, Nam A Bank... đã gửi thông báo tương tự cập nhật giấy tờ và dữ liệu sinh trắc học để không bị gián đoạn dịch vụ.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho biết sẽ xem xét can thiệp vào thị trường vàng khi cần thiết, thực hiện một cách thận trọng về khối lượng và tần suất để đảm bảo sự ổn định cho thị trường.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đến hạn là 56.887 tỷ đồng. 42,5% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 24.165 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 6.858 tỷ đồng, tương đương 12,1%.
Chuyên gia nhìn nhận, việc giá vàng giảm mạnh sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ chỉ là phản ứng tức thời, tuy nhiên khi nào giá vàng chạm đáy thì vẫn là câu hỏi.