Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2024 / 17:10

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài nộp thuế hơn 8.600 tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến đầu tháng 10, các doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, TikTok... đã nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế.

thương mại điện tử | doanh nghiệp | Bộ Tài chính | thu thuế | Facebook | TikTok | |

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài nộp thuế hơn 8.600 tỷ đồng

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Các doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế tăng 26% so với cùng kỳ

Theo đó, hiện có 116 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 5 đơn vị so với lần cập nhật cuối tháng trước. Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple...

Tính đến đầu tháng 10, các doanh nghiệp xuyên quốc gia nói trên đã nộp hơn 8.600 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, với khoản nộp thêm này, lũy kế tính từ tháng 3/2022 (thời điểm cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài được Tổng cục Thuế đưa vào vận hành), các doanh nghiệp ngoại đã nộp 20.174 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài nộp thuế hơn 8.600 tỷ đồng - ảnh 1

Hiện những nhà cung cấp nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... đang nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.

Gần đây, một số nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688 bán hàng vào Việt Nam nhưng chưa đăng ký kinh doanh với nhà chức trách. Các sàn này cũng thuộc đối tượng phải kê khai và nộp thuế theo diện nhà cung cấp nước ngoài.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn, các nhà cung cấp ngoại này có trách nhiệm đăng ký, tự tính, khai, nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quý.

Dù tự kê khai, song theo ông Sơn, trường hợp phát hiện nhà cung cấp báo cáo chưa đúng doanh thu, cơ quan thuế đối chiếu dữ liệu để xác định. Sau đó, họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và thanh, kiểm tra khi có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, đối với Temu, chủ sở hữu của sàn thương mại điện tử, kê khai doanh thu quý III/2024 bằng 0. Nhưng dự kiến từ tháng 10/2024, sàn này sẽ phải kê khai thuế và cộng gộp vào quý sau.

Tăng cường quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử

Để tăng cường quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi khoản 11 Điều 15 của Luật Quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan Thuế và các cơ quan có liên quan. Theo đó, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ, ngành liên quan sẽ phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT.

Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán cũng sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trong lĩnh vực thuế. Điều này nhằm đảm bảo cơ quan thuế nắm bắt được đầy đủ và chính xác dữ liệu giao dịch TMĐT của cá nhân và tổ chức, từ đó ngăn ngừa hành vi gian lận thuế.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chỉ ra rằng, hiện nay việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu của bộ, ngành khác như thuế, ngân hàng, và viễn thông còn chậm và chưa đồng bộ. Phương thức kết nối chủ yếu vẫn là thủ công, chưa được thực hiện hoàn toàn qua điện tử. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý các hoạt động TMĐT và cần được cải thiện.

Việc bổ sung các quy định mới trong Luật Quản lý thuế đối với TMĐT là một bước tiến quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, bảo vệ nguồn thu ngân sách trong bối cảnh kinh doanh số ngày càng phát triển. Các quy định sửa đổi không chỉ đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quản lý thuế mà còn góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Đề xuất này cũng cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với xu thế quốc tế và áp dụng các chuẩn mực quản lý tiên tiến.

Việc sửa đổi Luật Quản lý thuế với quy định các sàn TMĐT có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay cho người bán, cùng với các biện pháp tăng cường kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, sẽ giúp tối ưu hóa quản lý thuế đối với TMĐT và giảm thiểu tình trạng thất thu thuế. Những đề xuất này là cần thiết để theo kịp sự phát triển của TMĐT và góp phần bảo đảm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/doanh-nghiep-cung-cap-dich-vu-thuong-mai-dien-tu-nuoc-ngoai-nop-thue-hon-8600-ty-dong-40223.html

Tin liên quan