Số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại Báo cáo Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 10 tháng năm 2024.
Theo báo cáo, tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.
Trước đó, trong 9 tháng năm 2024, ngành kinh doanh bất động sản thu hút 4,38 tỷ USD vốn ngoại, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Như vậy, chỉ trong một tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm gần 900 triệu USD vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Thống kê từ Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, từ cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024, thị trường đã ghi nhận khoảng 16 thương vụ M&A bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu “nhắm” tới các dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt cũng như có pháp lý hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng phát triển.
Theo dự báo của đơn vị này, từ nay đến năm 2026 sẽ có một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài rót vào thị trường địa ốc Việt Nam do phân khúc bất động sản ở thực đang có tỷ lệ sinh lời đạt tới 8 - 10%/năm. Con số này tương đối hấp dẫn và cao hơn nhiều so với mức 2 - 3%/năm của các quốc gia trong khu vực.
Chuyên gia Savills cho rằng, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ vào bối cảnh chính trị, sự phát triển kinh tế ổn định và chi phí nhân công cạnh tranh.
Theo chuyên gia, trong bối cảnh nguồn vốn FDI dồi dào, một số phân khúc bất động sản sẽ có sự tăng trưởng nổi trội, gồm có căn hộ dịch vụ và bất động sản công nghiệp.
Ngoài ra, việc Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài được gia hạn thời gian sở hữu nhà ở tại Việt Nam lên tới 50 năm cũng được kỳ vọng sẽ hút thêm hàng tỷ USD từ những người nước ngoài có mong muốn mua nhà tại Việt Nam.
“Các quy định rõ ràng, minh bạch về quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài sẽ tạo tiền đề hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn, từ đó thu hút thêm dòng vốn FDI vào bất động sản”, bà Lê Thị Hằng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Indochine nhận định.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, có 2.743 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 1,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,23 tỷ USD (giảm 2,5% so với cùng kỳ); có 1.151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 8,35 tỷ USD (tăng 41,7% so với cùng kỳ); có 2.669 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD (giảm 29% so với cùng kỳ). Trong 10 tháng, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 17,1 tỷ USD, chiếm gần 62,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,23 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và gần 1 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác. |
ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 25 triệu đồng, do không đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng để bảo vệ hệ thống thông tin.
Chỉ trong một tháng qua, thu ngân sách từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước đó.
Khảo sát trên thị trường, có nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất trên 7%, cao nhất là 9,5%/năm, nhưng chủ yếu chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi lớn. Nếu chỉ có dưới 1 tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm thì mức lãi suất cao nhất có thể nhận được là 6% chủ yếu ở kì hạn 12-24 tháng.
Ngày 30/9/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ba Thông tư số 46, 47 và 48, quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, quy định về rút tiền gửi trước hạn, có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024 là: Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank... So với cùng kỳ năm ngoái, có thêm 1 gương mặt mới và thứ hạng cũng có sự thay đổi đáng chú ý.
Tính đến 31/8/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,18% so với cùng kỳ năm trước.
Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động ansinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt tráchnhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sau 3 thập kỷ phát triển, MB đã vươn lên trở thành ngân hàng sở hữu quy mô tài sản và tín dụng lớn nhất trong nhóm ngân hàng TMCP tư nhân.
Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, giá chào bán bằng 100% mệnh giá, kỳ hạn 7 năm và 8 năm. Lãi suất được tính bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ, trong đó biên độ là 2,7%/năm đối với trái phiếu 7 năm, 2,9%/năm đối với trái phiếu 8 năm.
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản...