Sáng nay (19/4), Ngân hàng TMCP Quân đội - MB tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Một trong những vấn đề “nóng” được nhiều cổ đông quan tâm là khoản tín dụng cùng trái phiếu của MB tại Novaland.
Ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB cho biết, năm ngoái, ngân hàng đã thu hồi nợ được 2.400 tỷ đồng tại Novaland và hiện nay dư nợ không còn nhiều.
Tổng giám đốc MB khẳng định, ngân hàng cho vay dựa trên các khoản dự án cụ thể, các khoản vay không đáng lo ngại do MB quản lý rủi ro và tài sản đảm bảo rất chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các vấn đề pháp lý tại các dự án ở Novaland cũng đang dần được giải quyết, tháo gỡ, dự kiến trong quý II này.
Trả lời thắc mắc của nhà đầu tư liên quan đến việc ngân hàng mua trái phiếu của Novaland, ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch ngân hàng cho rằng, trái phiếu bản chất là công cụ tài chính rất tốt, đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Do đó, quan trọng là đầu tư vào trái phiếu nào, của nhà phát hành nào và cách quản lý ra sao.
"Chúng tôi lựa chọn nhà phát hành là khách hàng để đầu tư trái phiếu thay vì cho vay trung dài hạn và quản lý dự án không khác gì cho vay trung dài hạn, đảm bảo dài hạn. Nhưng có điểm mạnh của đầu tư trái phiếu là dễ dàng chuyển nhượng. Đối với Novaland, cách thức chúng tôi tiếp cận vừa qua tốt là giảm nửa dư nợ và Novaland cũng đang được hỗ trợ pháp lý để tiếp tục dự án. Chúng ta có hàng triệu khách hàng và trên đường đi không tránh khỏi rủi ro, quan trọng là cách chúng ta tiếp cận và xử lý rủi ro như thế nào", ông Thái nói.
Về cho vay bất động sản nói chung, Chủ tịch MB thông tin, ngân hàng chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu mua thực, không phải đầu cơ.
Với nhóm Trung Nam, MB có cho vay 3 dự án điện mặt trời.
“3 tháng vừa rồi đúng là dòng tiền có bị chậm nhưng không ảnh hưởng lớn tới hoạt động của khách hàng, tới thời điểm này chưa có nhiều quan ngại”, ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB cho biết.
Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 6-8%, chia cổ tức 20%
Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, cổ đông MB đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 6-8%, khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng gần 16% đạt được trong năm 2023.
Lý giải con số tăng trưởng này, ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch ngân hàng cho biết, trong năm 2023, NIM toàn ngành giảm, do đó dự kiến sẽ tác động đến 2024. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng dự kiến vẫn ở mức thấp.
Tốc độ tăng trưởng quý I hàng năm thường ở mức 5-6% nhưng tới thời điểm này mới chỉ tăng 0,23%. Điều này cho thấy nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm trong khi NIM giảm, áp lực dự phòng nợ xấu tăng lên, do đó để an toàn, MB quyết định đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 6-8%, phấn đấu có thể đạt 10% trong năm nay.
Trong giai đoạn từ 2024 đến 2029, MB kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực hơn, trung bình khoảng 12%/năm.
Về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 13%, tức đạt gần 1,23 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024 và đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm trong giai đoạn 2024-2029.
Huy động trong năm 2024 tùy thuộc nhu cầu sử dụng vốn, trong khi mục tiêu trung bình trong 5 năm tới là 15%/năm.
Tín dụng được dự báo sẽ tăng trưởng từ 15% đến 16% trong năm 2024, tùy thuộc theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). 5 năm tới, MB đặt mục tiêu tín dụng trung bình đi lên 15% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%, tỷ lệ an toàn vốn tuân thủ Basel II, ở mức tối thiểu là 9%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, sau khi trích lập đầy đủ các quỹ, tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng còn lại là gần 18.952 tỷ đồng. MB dự kiến sẽ thực hiện chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 20%. Trong đó, ngân hàng dành 2.653 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền, tỷ lệ chia là 5% và dành 7.959 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%.
Trong năm 2024, Ban lãnh đạo MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.579 tỷ đồng. Theo đó, ngoài việc tăng vốn thêm 7.959 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, MB tiếp tục kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là từ năm 2024 đến quý II/2025. Trước đó, ngân hàng này đã hoàn tất phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu cho hai cổ đông là SCIC và Viettel.Sau khi hoàn thành hai kế hoạch tăng vốn trên, vốn điều lệ của MB dự kiến sẽ tăng lên 61.643 tỷ đồng./.
Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng phải chịu lãi suất khá cao 7,5%/năm và được điều chỉnh mỗi 6 tháng 1 lần và sau thời hạn ưu đãi lãi suất thì áp dụng lãi suất thỏa thuận, “thả nổi” nên người mua, thuê mua nhà ở xã hội có tâm lý “bất an” nên ngại vay.
Loạt nhân sự cao cấp xin từ nhiệm diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của ngân hàng, dự kiến tổ chức vào ngày 20/4 tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ kịp thời xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vàng và làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
NHNN cho biết, đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc ĐẤU THẦU VÀNG MIẾNG, nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, NHNN quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.
Tính đến ngày 14/4, với các chặng bay xuất phát từ Hà Nội đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... có tỷ lệ lấp đầy dao động khoảng 40 - 70%.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ triển khai loạt 4 giải pháp để xử lý chênh lệch giá vàng miếng.
Theo nhiều khách hàng, lãi vay thực tế đang cao gần gấp đôi so với lãi suất công bố. Biên độ cho vay được áp dụng bởi các ngân hàng cũng cao hơn nhiều so với báo cáo. Vì thế, lợi nhuận quý I/2024 mà nhiều ngân hàng công bố vẫn ghi nhận mức khả quan bất chấp tín dụng tăng trưởng chậm.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và quốc tế chênh lệch cao.
Giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng sốc trong 3 ngày liên tiếp, vàng SJC cũng tăng phi mã. Các chuyên gia cho rằng, muốn hạ nhiệt giá vàng chỉ còn cách tăng nguồn cung nhập khẩu, nhưng việc nhập vàng lại ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi tăng nguồn cung, thanh khoản tốt thì chỉ doanh nghiệp vàng được hưởng lợi.