Tổng cục Thống kê cho biết, xuất, nhập khẩu đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng tới 18,6% so với cùng kỳ năm 2023; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức xuất siêu 3,5 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023.
Có 04 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 16,14 tỷ USD, tăng 33,3%, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 72,8%.
Trong 2 tháng đầu năm 2024 có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 75,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 04 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,5%). Có tới hơn 20 mặt hàng đạt mức tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước (trong đó có 17 mặt hàng tăng trên 30%, 7 mặt hàng tăng trên 50%).
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng trưởng cao như: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt trên 9,5 tỷ USD, tăng 33,9%; dệt may đạt 5,2 tỷ USD, tăng 15%; giày dép đạt 3,3 tỷ USD, tăng 18,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 43,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 15,7%; sắt thép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 45,7%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 65%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, trong 4 nhóm hàng xuất khẩu chính thì có tới 3 nhóm tăng trưởng cao, chỉ duy nhất nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nhóm hàng này chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu, ước đạt 0,59 tỷ USD. Các nhóm hàng tăng cao gồm có: Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 52,45 tỷ USD, chiếm 88,4%, tăng 17,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 5 tỷ USD, chiếm 8,4%, tăng 43,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 2,2%, tăng 22,3%.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việc nâng cấp quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Mỹ đã tăng tới gần 34% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản tăng 19,6%; Trung Quốc tăng 7,7%)). Nhiều cơ hội đang đến với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng để tận dụng được cơ hội từ thị trường thì nỗ lực sản xuất vẫn chưa đủ, mà các doanh nghiệp cần phải hiểu và chủ động hơn trên thương trường quốc tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng
Theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại với Hoa Kỳ ước tính xuất siêu đạt 15,2 tỷ USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9%; xuất siêu sang Nhật Bản đạt 0,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,2 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 12,8 tỷ USD, tăng 98,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập siêu từ ASEAN 1 tỷ USD, giảm 21,9%.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn rất khó đoán định, nhu cầu hàng hoá tại nhiều thị trường lớn sụt giảm nhưng kết quả xuất khẩu đạt được trong 2 tháng đầu năm nay vẫn tăng trưởng cao. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp và cơ quan chức năng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác các thị trường truyền thống và những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Trong khi xuất khẩu sang các thị trường truyền thống chững lại thì các thị trường mới như châu Phi, Tây Á, Đông Âu, Bắc Mỹ tăng trưởng về giá trị xuất khẩu… Nhờ vậy, mức độ suy giảm thương mại ngày càng thu hẹp từ nửa cuối năm 2023 và tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2024. Chuỗi cung ứng mà trước đây chúng ta mong muốn sản xuất ở Việt Nam đã bắt đầu được hình thành. Chính vì vậy, những doanh nghiệp đó đủ tiêu chuẩn để đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng xuất khẩu.
Việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sẽ đặt ra nhiều bài toán mới đối với doanh nghiệp, đòi hỏi chương trình xúc tiến thương mại phải được nâng cao và mở rộng, đi kèm với các chính sách mang tính chiến lược của Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn.
“Như vậy, chỉ sau 2 tháng nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa đã xuất hiện những tín hiệu khả quan, điều này cho chúng ta một niềm tin vào tăng trưởng tích cực trong năm 2024”, Tổng cục Thống kê cho hay.
Một tín hiệu tích cực nữa là xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt mức tăng cao gấp đôi mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước tăng 33,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 14,7%. Về nhập khẩu, khu vực kinh tế trong nước tăng 27,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,3%. Điều này cho thấy năng lực của các doanh nghiệp đã cải thiện nhiều nhờ sự thích ứng và tận dụng được cơ hội thị trường. Qua đó, đóng góp khả quan trong bức tranh tăng trưởng xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay. Đây cũng là cơ sở để có thể kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu cả năm sẽ tăng trưởng ở mức trên 6% như đã đề ra.
“Xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng cao là cơ sở để thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo động lực tăng trưởng cho cả 3 khu vực nông lâm thuỷ sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Đây cũng chính là những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Trong 2 tháng, có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thông qua 17 dự án mới, trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 39,4% vốn.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) và ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, với hiệu ứng Luật Đất đai và luật liên quan, 2 tháng đầu năm 2024, số hồ sơ nhà đất cần giải quyết tăng hơn 18.000 hồ sơ so với năm 2023, nguồn thu thuế tăng 45% so với cùng kỳ…
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 84 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đăng ký và được cấp mã số thuế (MST) qua Cổng thông tin điện tử. Trong đó có 67 NCCNN đã kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật.
Công ty CP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) ngày 5/3 đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của mã trái phiếu GHICB2124001.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp điều hành để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Cuối năm 2023, Công ty cổ phần Kinh doanh F88, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay tài chính phát hành lô trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ và nợ vay lớn.
Bước sang đầu tháng 3 hầu hết các ngân hàng duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà như đã công bố hồi tháng 2, chỉ có một số rất ít nhà băng giảm nhẹ biểu lãi suất cho vay.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà khẳng định, thanh khoản rất dồi dào và phía ngân hàng sẵn sàng nguồn vốn cho nền kinh tế...