Bảo số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta, đổ bộ trực tiếp vào khu vực Bắc Bộ; tăng cấp không theo quy luật; thời gian lưu bão trên đất liền dài; vùng ảnh hưởng của bão rất rộng.
Hoàn lưu bão đã gây mưa rất to, lũ lớn; một số nơi vượt mức lũ cao nhất trong lịch sử; sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại nhiều địa phương, gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản.
Tính đến 22h ngày 11/9/2024 đã có 326 người tử vong, mất tích (181 người tử vong, 145 người mất tích); tăng 2 người so với cập nhật thống kê lúc 18h ngày 11/9 (tỉnh Quảng Ninh cập nhật thêm 2 trường hợp do bão số 3).
Mới đây, Bảo hiểm PVI đã có báo cáo sơ bộ thiệt hại từ khách hàng với hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản (tính đến chiều ngày 11/9). Theo đó, tổng mức khiếu nại tổn thất ước tính hơn 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người).
Bảo hiểm Bảo Việt cũng ghi nhận 437 vụ yêu cầu bồi thường liên quan đến cơn bão số 3, chủ yếu liên quan đến các loại hình tổn thất về bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản như bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm nhà tư nhân, các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Bảo hiểm PJICO đã tiếp nhận trên 500 vụ tổn thất liên quan tới các nghiệp vụ xe cơ giới, tài sản, hàng hải… Ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Bảo hiểm VNI cũng đã tư vấn, hỗ trợ cho hơn 200 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hóa, tàu thuyền chưa bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người.
Bảo hiểm VietinBank đã ghi nhận trên 400 vụ tổn thất trên các nghiệp vụ tài sản, hàng hải và xe cơ giới (chưa bao gồm tổn thất về con người), số tiền bồi thường ước tính hàng trăm tỷ đồng.
Phía Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã chủ động liên hệ với khách hàng và đến trực tiếp hiện trường tại những khu vực xảy ra thiệt hại để xác minh tình hình tổn thất và giám định, xử lý bồi thường.
Được biết, hiện các hãng bảo hiểm phi nhân thọ đều có các sản phẩm bảo hiểm tài sản như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm hàng hoá…
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông luật cho biết, các công ty bảo hiểm có nghĩa vụ đảm bảo quá trình bồi thường theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, theo Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm như bão lũ, người mua bảo hiểm cần thông báo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giám định tổn thất để xác định mức độ thiệt hại và nguyên nhân, chi phí giám định do công ty bảo hiểm chi trả.
Luật sư cũng nhấn mạnh, nếu các bên không đồng thuận về kết quả giám định, có thể thỏa thuận thuê giám định viên độc lập, hoặc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài can thiệp. Trong trường hợp tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường. Ngược lại, nếu không thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp phải giải thích lý do từ chối bằng văn bản.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm cần có nghĩa vụ hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thành thủ tục bồi thường bao gồm việc cung cấp các hướng dẫn về giấy tờ cần thiết (hợp đồng bảo hiểm, giấy đăng ký xe, biên bản thiệt hại...) và các bước xử lý khi gặp thiệt hại do bão và mưa lũ. Tuân thủ hợp đồng, chấp hành quy định pháp luật và giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp với khách hàng.
Đồng thời, phải đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng, tuân thủ pháp luật và giải quyết các khiếu nại nếu có tranh chấp phát sinh. Tóm lại, công ty bảo hiểm phải giám định thiệt hại, bồi thường đầy đủ và hỗ trợ khách hàng khi tài sản bị hư hỏng do bão, mưa lũ.
Theo khuyến nghị, đầu tiên, cần nhanh chóng liên hệ thông qua tổng đài của phía bảo hiểm hoặc các đại lý, tư vấn viên phục vụ để thông báo về thiệt hại. Nếu giám định viên không thể xuống hiện trường ngay, hãy hỏi rõ nhân viên tổng đài để được hướng dẫn cách ghi nhận lại những thiệt hại (đối với vật chất xe ô tô).
Thứ hai, chuẩn bị tài liệu liên quan đến thiệt hại tài sản như hình ảnh, video hiện trường, hình ảnh tổn thất, các biên bản xác định thiệt hại (nếu có), và các giấy tờ khác hỗ trợ quá trình xác minh tổn thất.
Thứ ba, phối hợp với chuyên viên giám định. Hiện đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm đã xuống hiện trường để ghi nhận thiệt hại và hướng dẫn các thủ tục bồi thường.
Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập website chính thức của các công ty bảo hiểm để xem chi tiết quy trình bồi thường hoặc liên hệ với nhân viên kinh doanh của hãng để được hướng dẫn./.
Theo phê duyệt, dự án có tổng diện tích 24.320 m2, được thực hiện tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 20,8 tỷ đồng; tổng chi phí đầu tư xây dựng là 263,5 tỷ đồng.
Theo thông báo, các căn hộ có sức chứa khoảng 300-400 người, đảm bảo điện nước, nhu yếu phẩm cơ bản cho người dân tránh lũ đến khi nước rút và tình hình ổn định trở lại.
Trong tháng, tỷ lệ hấp thụ bình quân trên nguồn cung mới đạt mức 45-50%, giảm khoảng 10% so với tháng 7. Giao dịch chủ yếu tập trung tại các dự án có vị trí thuận tiện, giá cả hợp lý và tiến độ xây dựng tốt. Tuy nhiên, giá vẫn tăng tại các dự án mở bán mới ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, xảy ra tình trạng giá căn hộ chung cư tại một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực như: Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu của người dân, theo Bộ Xây dựng.
Đây là thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM, đại diện Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.
Hình ảnh trần thạch cao bị sập, nhiều tấm kính chịu lực, cửa kính tại các cao ốc, chung cư trên địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng, thậm chí cả Hà Nội bị nứt, gãy hoặc vỡ vụn trong gió bão Yagi và nước tràn vào nhà..., theo chuyên gia là do chất lượng thi công hoặc vật liệu "có vấn đề".
Riêng trong tháng 8, ngân hàng này đã huy động thành công 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.600 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu ghi nhận có giá trị lớn nhất là OCBL2426010 với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng, được phát hành ngày 13/8 với kỳ hạn 2 năm.
Các căn hộ có sức chứa khoảng từ 150-200 người, đảm bảo điện nước, nhu yếu phẩm cơ bản tại căn hộ cho người dân tránh lũ đến khi nước rút và tình hình ổn định trở lại.
Trong tháng 8 vừa qua, sức cầu thị trường chung cư tại TP.HCM và vùng phụ cận tăng mạnh khi lượng tiêu thụ sơ cấp đạt mức gần 800 căn, gấp 36% so với tháng trước. Đáng chú ý, trong tháng tại TP.HCM đã xuất hiện dự án có giá rao bán cao nhất tới 493 triệu đồng/m2.
Nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi sau thuế 1.367 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tăng lên 11% từ mức 5% của cùng kỳ năm ngoái.