Theo đó, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi thẳng thắn trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và trách nhiệm để cùng chung tay tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc xây dựng bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 trên cơ sở thực tiễn công tác xây dựng, điều chỉnh và áp dụng bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM từ năm 2014 cho đến nay.
Các đại biểu hoan nghênh Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã kịp thời có kết luận về việc xây dựng bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng trên địa bàn thành phố từ nay đến ngày 31/12/2025 là rất cần thiết, cấp bách.
Đồng thời cho rằng việc xây dựng bảng giá đất điều chỉnh phải tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất của Luật Đất đai 2024, Nghị định số 71/2024/NĐ-CP để xây dựng các mức giá đất theo khu vực, vị trí cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương, trên cơ sở đánh giá tác động đối với đối tượng chịu tác động và tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến góp ý, nhất là các đối tượng chịu tác động để đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, đại diện cho lợi ích công cộng và việc ban hành không làm ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp.
Do vậy, theo quy định của Luật Đất đai 2024, TP.HCM có đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm xây dựng bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng trên địa bàn thành phố.
Thành phố cần khẩn trương xây dựng và ban hành bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng cho 11 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024 để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổng hợp các ý kiến của cuộc họp, tiếp thu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo.
Hồ sơ nhận tại thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm đó
Đề cập đến việc 8.808 hồ sơ thuế tồn đọng phát sinh từ ngày 01/08/2024 cho đến nay, ông Châu cho biết, các đại biểu thống nhất, cơ quan Thuế thực hiện đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật là hồ sơ nhận tại thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để xem xét, giải quyết.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, Cục Thuế TP.HCM mới đây đã có văn bản khẩn gửi UBND TP.HCM về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ hai của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này.
Tại văn bản trên, Cục Thuế TP.HCM cho biết, từ ngày 1/8-27/8, cơ quan này tồn đọng hơn 8.800 hồ sơ đang chờ xử lý liên quan đến nghĩa vụ tài chính. Trong đó có 364 hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, 277 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, 5.448 hồ sơ chuyển nhượng bất động sản và 2.737 hồ sơ không phát sinh đến nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ...).
Lượng hồ sơ tồn đọng, bị treo này chưa được giải quyết do cơ quan thuế vẫn chờ hướng dẫn cách tính mới, khi Luật Đất đai 2024 và Nghị định 103 có hiệu lực từ 1/8.
Do đó, Cục Thuế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất và có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất...) để cơ quan thuế kịp thời tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8/2024.
Đáng chú ý, dù gần 9.000 hồ sơ khai thuế nhà, đất đang bị tắc nhưng trong tháng 8 vừa qua, các khoản thu về nhà và đất trên địa bàn thành phố vẫn tăng thêm gần 1.420 tỷ đồng./.
Trong tháng 8 vừa qua, sức cầu thị trường chung cư tại TP.HCM và vùng phụ cận tăng mạnh khi lượng tiêu thụ sơ cấp đạt mức gần 800 căn, gấp 36% so với tháng trước. Đáng chú ý, trong tháng tại TP.HCM đã xuất hiện dự án có giá rao bán cao nhất tới 493 triệu đồng/m2.
Người có nhiều tài sản, lại không ngừng sinh lời thì việc nộp thuế nhiều hơn là điều đương nhiên. Thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ 2, thứ 3.
Thành phố sẽ tổ chức thực hiện đấu giá 3 lô đất thuộc khu chức năng số 1 và khu chức năng số 3. Thời gian thực hiện dự kiến bắt đầu thực hiện sau 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kế hoạch.
Khi tiến hành kiểm tra ở Hoài Đức và Thanh Oai, đối với việc tổ chức thực hiện công tác đấu giá ở địa phương, UBND 2 huyện đã có sự quan tâm chỉ đạo rất sát sao, quá trình tổ chức thực hiện có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng địa phương, có sự giám sát của nhiều cơ quan…
Trong các lô vừa có thông báo dừng đấu giá, có 57 lô đợt 1 dự kiến được tổ chức đưa lên sàn đấu vào ngày 8/9. Đây là các lô đất có diện tích từ hơn 74-135 m2, đều có giá khởi điểm 8,8 triệu đồng/m2.
Theo công bố, tính đến ngày 28/8/2024, Hà Nội có thêm hơn 5.300 căn hộ mới tại 9 dự án, đủ điều kiện mở bán; trong đó có các dự án của chủ đầu tư Capitaland, Sunshine, Petrolimex…
Về mặt nguyên tắc, giá đất tại Bảng giá đất phải phản ánh được giá đất thực tế phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và quy định của Luật Đất đai 2024.
27 thửa đất trên địa bàn 3 phường, gồm Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông) dự kiến sẽ được đưa ra đấu giá vào ngày 7/9/2024 với giá khởi điểm từ 22,9 triệu đồng/m2 vừa bất ngờ bị hủy.
Hiện có khoảng 2.033 căn hộ chung cư thuộc dự án Khu căn hộ cao tầng thuộc dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town; Tổ hợp khách sạn và căn hộ P.A Tower đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất hoặc dự án hoặc nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án.
Trong quá trình thẩm định bảng giá đất, Hội đồng mời Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Hội Nông dân TP tham gia phản biện tại các phiên họp của hội đồng.