Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh ngày hôm qua (19/2) đã ký ban hành Công văn số 451/UBND-BTCD về việc rà soát, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố.
Theo đó, để tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời, hiệu quả các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, hạn chế tình trạng công dân khiếu kiện, gửi đơn thư vượt cấp, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành kiểm tra, rà soát kiện toàn Ban Tiếp công dân, bộ phận tiếp công dân đảm bảo bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức thực hiện công tác này theo quy định.
Rà soát chức năng, nhiệm vụ, sự phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tham mưu, nhất là trong công tác theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo rõ người, rõ việc; quan tâm bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân với tinh thần phục vụ nhân dân, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
Đồng thời, nghiêm túc tổ chức thực hiện và làm tốt công tác tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch UBND Thành phố giao về giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; nhiệm vụ được giao tại các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo.
Giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Bộ Xây dựng, UBND Thành phố và các đơn vị liên quan đến công tác quản lý, vận hành nhà chung cư, tổng hợp những tồn tại, vướng mắc hiện nay trong công tác quản lý, vận hành, xử lý vi phạm, nhất là giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có liên quan, tham mưu UBND Thành phố ban hành văn bản chỉ đạo trong xử lý, giải quyết vụ việc tồn tại, phát sinh, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/4/2024.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp các dự án giao đất giãn dân nông thôn triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 nhưng còn tồn tại, vướng mắc, làm rõ về thực trạng, khó khăn, vướng mắc từng dự án, tổng hợp, tham mưu việc chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/6/2024.
Dịp này, UBND các quận, huyện, thị xã (nơi còn tồn tại công tác giao đất dịch vụ) được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết để giao đất dịch vụ cho các hộ dân, báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy để được lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo cơ bản hoàn thành xong công tác này trước ngày 30/9/2024.
Ảnh minh họa |
Liên quan đến việc này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có báo cáo kết quả giao đất dịch vụ trên địa bàn thành phố. Theo đó, tổng số nhu cầu đất dịch vụ để giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố là 360,52ha với 55.580 hộ.
Thành phố hiện đã thực hiện giao đất cho 36.557 hộ với diện tích 248,33ha. Số hộ chưa giao đất dịch vụ là 19.023 hộ, diện tích 112,19ha. Các hộ dân chưa được giao đất dịch vụ thuộc các quận, huyện: Hà Đông, Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai, Hoài Đức và Thanh Trì; trong đó huyện Mê Linh chiếm diện tích lớn nhất với 24,4ha với 5.705 trường hợp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc giao đất dịch vụ gặp nhiều vướng mắc do chính sách đất đai các thời kỳ, từng địa phương bao gồm tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh), tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nội trước khi mở rộng năm 2008.
Tại dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được BV Land trích hơn 75,7 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và gần 125 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư mua cổ phần của một công ty con là Công ty cổ phần BV Invest (tên cũ là CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama).
Ngân hàng MSB vừa chính thức khởi động “cuộc đua” kéo giảm lãi suất cho vay ưu đãi mua nhà mới khi thế chân BVBank trở thành nhà băng có lãi suất cho vay ưu đãi thấp nhất thị trường hiện nay.
Theo giới thiệu, dự án Khu dân cư số 5, phường 4, thành phố Đà Lạt được Tổng công ty HUD giao cho Ban Quản lý dự án HUD - Đà Lạt quản lý và triển khai đầu tư. Dự án có quy mô 37,5ha, dân số khoảng 3.100 người.
Ngoài hình thức xử phạt tiền, tỉnh Hải Dương còn buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Thành Đông nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính với số tiền hơn 930 triệu đồng.
Luật Đất đai 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2025...
Sau Tết Nguyên đán, các tỉnh, thành trên cả nước tiếp tục kêu gọi đầu tư nhiều dự án bất động sản, khu nhà ở, khu dân cư, khu đô thị lớn. Để nhà đầu tư và quý độc giả tiện theo dõi, chúng tôi xin tổng hợp một số dự án tiêu biểu.
Sau năm 2023 khá yên ắng, Sunshine Group vừa gây bất ngờ khi công bố sẽ ra mắt 5 dự án bất động sản với tổng mức đầu tư gần 86.000 tỷ đồng, cung cấp cho thị trường gần 10.000 sản phẩm nhà ở giá trị thực cho người dùng cuối trong năm nay.
Trong 12 dự án dự định được khởi công trong năm nay có 2 dự án tại miền Bắc, 10 dự án tại miền Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục thi công hoàn thiện dự án THISO Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích; thực hiện việc nâng cấp khu phức hợp THISO Yangon tại Myanmar.
Theo các chuyên gia, nhiệm vụ làm 220 km đường sắt đến năm 2035 theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị đối với TPHCM là rất khó khăn, khi trên thực tế tuyến Metro số 1 mất tới 20 năm. Bởi vậy, muốn làm được thì cần có tư duy khác, cách làm khác.