Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 5:45

TPHCM làm 220 km đường sắt trong 12 năm: Liệu có khả thi?

Theo các chuyên gia, nhiệm vụ làm 220 km đường sắt đến năm 2035 theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị đối với TPHCM là rất khó khăn, khi trên thực tế tuyến Metro số 1 mất tới 20 năm. Bởi vậy, muốn làm được thì cần có tư duy khác, cách làm khác.

dự án | đường sắt | TPHCM | xây dựng | quy hoạch |

TPHCM làm 220 km đường sắt trong 12 năm: Liệu có khả thi?

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|
TPHCM làm 220 km đường sắt trong 12 năm: Liệu có khả thi?- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Sáng 16/2, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp thứ 4 của Hội đồng Tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và Tổ tư vấn đường sắt đô thị TPHCM.

Tại Phiên họp, các thành viên Hội đồng tư vấn và tổ chuyên gia đã tập trung vào góp ý đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) kết hợp mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) trên địa bàn.

Theo TS. Ngô Viết Nam Sơn, nhiệm vụ làm 220 km đường sắt đến năm 2035 theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị đối với TPHCM là rất khó khăn, khi trên thực tế tuyến Metro số 1 mất tới 20 năm. Bởi vậy, muốn làm được thì cần có tư duy khác, cách làm khác.

Đối với đề án này, theo ông Sơn không chỉ do Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) làm mà cần có tổ hợp đa ngành bởi có nhiều vấn đề nằm ngoài tầm với của MAUR như quy hoạch, tài chính, quản lý.

Bởi vậy, chuyên gia này đồng ý với đề xuất thành lập tập đoàn đường sắt đô thị và tập đoàn TOD. Tập đoàn này khi thành lập sẽ như một công ty cổ phần, trong đó cổ phần viên đầu tiên sẽ là các sở, ban, ngành tham gia đề án, còn UBND TPHCM là nhạc trưởng, là người có cổ phần cao nhất trong Tập đoàn, điều phối nhịp nhàng các sở, ngành.

Theo đó, cần tiếp cận với tư duy đa ngành chứ không đơn ngành. Các sở, ngành liên quan đều tham gia vào việc lập đề án và thực hiện.

TPHCM làm 220 km đường sắt trong 12 năm: Liệu có khả thi?- Ảnh 2.

TS. Ngô Viết Nam Sơn nêu ý kiến tại phiên họp - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Hội đồng Tư vấn và Tổ tư vấn đường sắt sắt đô thị, cho rằng cần có liên minh hành động gồm các lực lượng tinh nhuệ về đường sắt đô thị của cả nước và đại diện các bộ ngành, TPHCM, Hà Nội, các chuyên gia và nhà đầu tư quốc tế để cùng làm hệ thống metro.

Tiếp thu ý kiến các chuyên gia, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định không chỉ đường sắt đô thị mà đối với các vấn đề khác, UBND Thành phố đều chỉ đạo tiếp cận đa ngành, tổng thể theo mục tiêu phát triển bền vững và lấy người dân làm trung tâm.

"Đó là lý do vì sao TPHCM thành lập nhiều ban chỉ đạo, tổ công tác, bởi một sở, ngành không giải quyết được vấn đề", ông Mãi nói.

Cụ thể, khi xây dựng hệ thống metro, ông Mãi cho biết tư duy đa ngành được Thành phố tiếp cận ngay từ đầu, trong đó MAUR đóng vai trò thường trực, các sở, ngành liên quan phối hợp dưới sự chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố.

Đối với đề xuất thành lập tập đoàn metro và TOD, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định sẽ nghiên cứu thêm vấn đề này.

Theo: Chinhphu.vn copy https://tphcm.chinhphu.vn/tphcm-lam-220-km-duong-sat-trong-12-nam-lieu-co-kha-thi-101240216132131288.htm

Tin liên quan