Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 0:13

Cung nhà ở xã hội tại Hà Nội và TP.HCM dự báo vẫn “khó” khi người mua được nới điều kiện thu nhập

Thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.

nhà ở xã hội | thị trường | VARS | Hà Nội | TP.HCM | Chính phủ | dự án | căn hộ | Bộ Xây dựng |

Cung nhà ở xã hội tại Hà Nội và TP.HCM dự báo vẫn “khó” khi người mua được nới điều kiện thu nhập

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Như chúng tôi đã đưa tin, tại Nghị định số 100 Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội được ban hành mới đây và có hiệu lực từ 1/8, Chính phủ đã nâng trần thu nhập của người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội lên 15 triệu đồng/tháng/người, cao hơn mức giới hạn cũ là 4 triệu đồng/tháng.

Với trường hợp đã kết hôn, điều kiện thuê, mua loại nhà này là vợ chồng có thu nhập tối đa 30 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, nghị định mới bỏ điều kiện về hộ gia đình phải có hộ khẩu hay đăng ký tạm trú khi đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội tại các địa phương.

Trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15 m2 sàn/người (tăng 5 m2 sàn/người so với quy định trước đó) thì người dân vẫn được hưởng chính sách về nhà ở xã hội.

Trước những quy định mới trên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) trong bản tin mới nhất nhận định, các quy định mới này là "thấu tình đạt lý" phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, nhất là người dân có thu nhập trung bình, nộp thuế cho Nhà nước.

Theo VARS, nhà ở xã hội không phải là bán cho người giàu nhưng không nên quy định chỉ giới hạn ở những người không nộp thuế thu nhập cá nhân như hiện tại mà còn cần hướng đến cả những đối tượng có mức thu nhập trung bình nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại - đang có giá bán ngày càng cao.

Hiện để mua nhà ở xã hội, người dân cũng cần có tích lũy nhất định. Nếu người dân có thu nhập quá thấp, hộ nghèo, cận nghèo, dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân, có nghĩa, những người này không đủ tiền để trang trải cuộc sống, không tích lũy đủ tiền để mua nhà ở xã hội.

“Các quy định mới này sẽ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội, phần nào giải quyết thực trạng "vừa thiếu vừa ế" của phân khúc nhà ở xã hội như thời gian vừa qua, nhất là tại các tỉnh, thành phát triển gắn liền với khu công nghiệp, có lượng lao động nhập cư lớn. Đảm bảo an sinh, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của đất nước.

Những chuyển biến tích cực này là nhờ sự nỗ lực quyết tâm cao của Chính phủ, các cơ quan bộ, ban, ngành vẫn đang nỗ lực quyết tâm thúc đẩy triển khai thực hiện đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2023", VARS nhận định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, theo VARS, thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.

Cụ thể, vào hồi giữa quý I năm 2024, tại Hội nghị triển khai đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Bộ trưởng Xây dựng chỉ ra rằng năm 2024, Hà Nội chỉ đăng ký khoảng 1.181 căn, TP.HCM hơn 3.700. Trong khi, dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trung bình mỗi năm, Hà Nội và TP.HCM thiếu trên 50.000 đơn vị nhà ở.

Như vậy, dù ngay cả khi kế hoạch phát triển của 2 thành phố này được thực thi tối đa thì nguồn cung nhà ở xã hội vẫn không thể đáp ứng ược nhu cầu cấp thiết về nhà ở của 2 thành phố này.

Trước thực trạng trên, VARS cho rằng, để phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhất là tại 2 đô thị đặc biệt, ngoài việc sớm thông qua Gói tín dụng 140.000 đồng (có thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác cũng đăng ký tham gia với 5.000 tỷ đồng/ngân hàng) đã điều chỉnh theo hướng thực sự ưu đãi hơn. Cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát chặt chẽ, đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các quy định mới. Tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội đã khởi công tại các thành phố có nhu cầu về nhà ở lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Đồng thời, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chính sách, tránh lợi dụng chính sách, tiêu cực, cần công khai, minh bạch việc mua, bán nhà ở xã hội, giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Tại 2 đô thị đặc biệt, để có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, cần có thêm sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước. Quy hoạch bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu rất lớn của thành phố.

Ngoài ra, để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, cần phải có thêm chính sách theo hướng ưu đãi cho các nhà đầu tư phát triển loại hình nhà ở thương mại giá bình dân./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn copy https://kinhdoanhvaphattrien.vn/cung-nha-o-xa-hoi-tai-ha-noi-va-tphcm-du-bao-van-kho-khi-nguoi-mua-duoc-noi-dieu-kien-thu-nhap-38201.html

Tin liên quan