Thông tin được ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết tại phiên họp của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, theo Báo Chính phủ.
Theo đó, tại phiên họp trên, ông Thắng cho biết, trong số các nội dung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi), UBND cấp tỉnh được xem xét, sử dụng bảng giá đất cũ hoặc điều chỉnh bảng giá đất. Do đó, TPHCM có chủ trương điều chỉnh bảng giá đất cũ.
Việc điều chỉnh bảng giá đất gồm 7 bước. Hiện tại, Sở đã hoàn thành 6 bước, toàn bộ dữ liệu của đơn vị tư vấn thu thập trên toàn địa bàn đã được cân chỉnh lại và chuyển cho tổ giúp việc của HĐND TP.HCM xem xét, thẩm định.
Theo ông Thắng, bảng giá đất lần này là bảng giá điều chỉnh chứ Thành phố chưa xây dựng bảng giá đất mới theo Luật Đất đai. Bảng giá đất mới sẽ được xây dựng và áp dụng từ ngày 1/1/2026. Bảng giá điều chỉnh hiện nay là điều chỉnh lại bảng giá cũ, cập nhật giá đất giao dịch hiện hành, giá bồi thường đã được phê duyệt, giá cụ thể của thị trường để đảm bảo không gây thất thoát trong bối cảnh bảng giá cũ quá thấp.
Để dẫn chứng, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, trên địa bàn có một số tuyến đường theo bảng giá cũ chỉ 1-2 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá giao dịch thực tế lên tới 100-200 triệu đồng/m2. Do đó, Thành phố cần cân chỉnh lại để có bảng giá phù hợp nhất sử dụng trong giai đoạn này.
“Hiện Sở TN&MT đang hoàn tất những bước cuối cùng để trình UBND Thành phố ban hành bảng giá đất tại địa phương theo Luật Đất đai 2024”, ông Thắng cho biết.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, giá đất tại TP.HCM của dự thảo Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ 1/8 tăng phổ biến từ 10-20 lần so với giá đất của Bảng giá đất hiện hành quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP.HCM, trong đó có một quận và 4 huyện có mức tăng giá đất tại một số vị trí đất trên 30 lần, cá biệt có một số vị trí đất tại huyện Hóc Môn có mức tăng giá đến 51 lần.
Theo Dự thảo Bảng giá đất thì giá đất cao nhất tại TP.HCM là 810 triệu đồng/m2 của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 tăng 5 lần so với giá đất 162 triệu đồng/m2 của Bảng giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND.
Trước dự thảo trên, ngày 31/7, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản gửi tới lãnh đạo UBND TP.HCM đề xuất lùi thời gian áp dụng bảng giá đất mới do lo ngại sẽ tác động lớn đến hộ gia đình, cá nhân.
Theo HoREA, hiện để thực hiện Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 56/2023/QĐ-UBND ngày 21/12/2023 “quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn TP.HCM” đã tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên 1 lần.
Theo đó hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực I là 3,5 lần (trước đó là 2,5 lần) trong đó có quận 1; khu vực II là 3,3 lần (trước đó là 2,3 lần); khu vực III là 3,1 lần (trước đó là 2,1 lần); khu vực IV là 2,9 lần (trước đó là 1,9 lần); khu vực V là 2,7 lần (trước đó là 1,7 lần) nên giá đất đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 1,4 lần đối với khu vực I, II, III và tăng lên khoảng 1,5 lần đối với khu vực IV, V.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày 08/03/2023 và Quyết định 11/2024/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 quy định về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn TP.HCM năm 2023, năm 2024.
“Việc ban hành Dự thảo Bảng giá đất chưa thật cần thiết tại thời điểm hiện nay, bởi lẽ TP.HCM đã có đầy đủ các quy định về Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, nên Bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 hoàn toàn có thể được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024”, HoREA nêu trong văn bản.
Do đó, HoREA đề nghị tại thời điểm hiện nay thì TP.HCM chưa cần thiết ban hành Dự thảo Bảng giá đất mà nên tập trung xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng kể từ ngày 01/01/2026 theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024 và trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, đề nghị Thành phố tiếp tục đánh giá tác động của Dự thảo Bảng giá đất lần đầu đối với các đối tượng chịu tác động./.
Ngày 1/8, hai ngân hàng mới đã công bố tăng lãi suất huy động, trong đó bất ngờ có thêm một ngân hàng thuộc nhóm Big 4.
Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Lãnh đạo Hà Nội phê duyệt điều chỉnh ô đất ký hiệu H1-KSDV2 từ chức năng dịch vụ tổng hợp 2 thành các ô đất ký hiệu H1-NO1, H1-NO2 với chức năng đất nhà ở biệt thự.
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Để thị trường bất động sản thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông”, trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” để cung và cầu bất động sản bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau, thị trường mới “đổi sắc”.
3 luật liên quan đến thị trường bất động sản chính thức có hiệu lực; 4 phương pháp xác định giá đất theo thị trường; các trường hợp buộc phải di dời khẩn cấp khỏi nhà chung cư; quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất … là những chính sách mới có hiệu lực từ 1/8.
Hết tháng 6 vừa qua, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP ghi nhận các khoản nợ xấu có xu hướng tăng từ nhiều hãng hàng không khác nhau.
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 20 ngày làm việc; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 3 ngày làm việc.
Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo về kết quả kiểm tra, rà soát các dự án, gói thầu liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn trên địa bàn.
Quý II/2024, Vinamilk ghi nhận doanh thu kỷ lục 16.656 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.695 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,5% và 21% so với cùng kỳ năm 2023.