Theo tìm hiểu, khu "đất vàng" rộng hơn 5.000 m2 tại nút giao Trần Thái Tông - Tôn Thất Thuyết - Phạm Văn Bạch (đối diện Cung trí thức Hà Nội) có 3 mặt tiền, thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được TP Hà Nội giao từ năm 2008 để xây dựng trụ sở.
Tại thời điểm tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất vào cuối năm 2008, lô đất nêu trên có mật độ xây dựng 54%, tầng cao trung bình cho phép là 15, chức năng sử dụng "thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc".
Vietcombank là đơn vị trúng giá quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng trụ sở làm việc. Đơn vị này đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với 265 tỷ đồng, đã được bàn giao đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, 15 năm đã qua, dự án này vẫn bất động và không có thông tin liên quan.
Đáng chú ý, sau nhiều năm bỏ hoang dự án, vào năm 2012, UBND TP Hà Nội từng khẳng định, lô đất của Vietcombank tại Khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang hóa từ năm 2008 là vi phạm khoản 12, Điều 38 của Luật Đất đai.
Hà Nội cũng yêu cầu UBND quận Cầu Giấy rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất tại thực địa đối với đơn vị trúng đấu giá để lập hồ sơ thu hồi theo quy định.
Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm trôi qua, khu đất này vẫn chưa bị thu hồi.
Hiện tại, người dân Thủ đô đã quá quen với cảnh dự án của Vietcombank bỏ hoang, cây dại mọc cao hơn cả cây trồng ven đường.
Bên ngoài khu đất là hình ảnh nhếch nhác, mất vệ sinh.
Dự án để hoang hóa không chỉ lãng phí nguồn lực đất đai mà còn gây xấu xí bộ mặt đô thị.
Đơn cử là cả trong và ngoài dự án đang thành nơi đổ rác, phế thải.
Xung quanh dự án, nhiều hàng quán mọc lên, lấn chiếm vỉa hè.
Điểm i, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)…
Trong bối cảnh thị trường khó khăn chung về nguồn cung, những dự án sơ cấp với thông tin rõ ràng, pháp lý vững chắc được săn đón.
Tham gia chương trình “Tổ ấm an vui”, các chủ sở hữu luôn được nhận 3 lợi ích gồm: nguồn thu ổn định từ tiền thuê, tiết kiệm chi phí tìm khách thuê và giảm thiểu các khoản chi phí quản lý, vận hành duy trì so với hình thức cho thuê ngắn ngày.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động tìm hiểu kỹ các thông tin về thửa đất, tính pháp lý của thửa đất trước khi giao dịch đặt cọc tiền, tránh bị kẻ gian lợi dụng...
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị không ban hành “bảng giá đất” hàng năm mà nên ban hành “bảng giá đất” định kỳ 3 năm (hoặc 2 năm) một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ hông tin, phần mềm quản lý hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 213/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Các gia đình có con nhỏ chiếm số lượng lớn trong hơn một nghìn khách hàng đã lựa chọn căn hộ tại dự án Hanoi Melody Residences ở Tây Nam Linh Đàm.
Theo tờ trình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư là do pháp luật về nhà ở không có quy định về việc chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư nên các chủ sở hữu đều cho rằng quyền sở hữu nhà chung cư là vĩnh viễn, do đó không thực hiện việc di dời, phá dỡ ngay cả khi nhà chung cư không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng.
Cử tri TP. HCM kiến nghị Bộ Xây dựng hoàn thiện Luật Nhà ở hiện hành nhằm thúc đẩy các chính sách nhà ở xã hội, cần có những chế tài thích hợp để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của ba đối tượng chính trong công cuộc xây dựng nhà ở xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết này tới bạn đọc.