Ngày 25/11/2024, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) công bố thông tin bổ sung chương trình họp ĐHĐCĐ bất thường, cập nhật tờ trình xử lý kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần. HĐQT đã chấp thuận đưa nội dung này vào chương trình nghị sự.
Theo đó, nhóm cổ đông này có kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam “do xét thấy cần thiết theo quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 47 Điều lệ; Điểm e Khoản 1 Điều 31 Quy chế quản trị; Điểm e khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Các TCTD 2024”.
Đối với trường hợp của bà Lương Thị Cẩm Tú, nhóm cổ đông này cho rằng theo ghi nhận tại báo cáo quản trị của ngân hàng (01/01-31/12/2023) bà Tú đã vắng 4 cuộc họp của HĐQT và không ủy quyền cho thành viên khác.
Trong năm, bà Tú chỉ tham dự 17/21 cuộc họp, tương ứng tỷ lệ 81%. Đồng thời, bà Tú cũng không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 23 lần. Tổng số lần tham dự lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản đạt 220/243 lần, chiếm tỷ lệ tham dự 91%.
Ghi nhận tại báo cáo quản trị bán niên 2024 (01/01-30/06/2024) cho thấy bà Tú không tham gia lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản một lần. Tổng số lần tham gia trong nửa đầu năm nay là 108/109 lần, chiếm tỷ lệ 99,08%.
“Như vậy, các thông tin trên cho thấy bà Lương Thị Cẩm Tú đã không tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản," nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn tại Eximbank lập luận.
Còn với trường hợp của ông Nguyễn Hồ Nam, các cổ đông cho biết theo báo cáo bán niên 2024, trong vòng 2 tháng tham gia HĐQT (bắt đầu giữ chức thành viên HĐQT Eximbank kể từ ngày 26/04/2024), ông đã không tham gia lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản 2 lần. Tổng số lần tham dự là 36/38, chiếm tỷ lệ 94,74%.
Nhóm cổ đông cho rằng ông Nam đã không tham dự đầy đủ các lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.
Do đó, nhóm cổ đông dự trình ĐHĐCĐ thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam.
Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980, có hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao tại Sacombank, NamABank. Giai đoạn 2015-2018, bà Tú là Tổng giám đốc NamABank.
Bà Tú gia nhập Eximbank từ năm 2018, từng giữ chức Chủ tịch HĐQT từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2023, sau đó đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồ Nam sinh năm 1978, là một trong những doanh nhân có tên tuổi lớn trên thị trường tài chính Việt Nam khi là nhà sáng lập của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital. Ông Nam mới được bầu vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 4/2024 vừa qua.
Hiện, HĐQT Eximbank đang có 7 thành viên: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh, 4 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc, Thành viên HĐQT - ông Phạm Quang Dũng, thành viên HĐQT độc lập - ông Trần Anh Thắng.
Trước đó, tại văn bản kiến nghị đề ngày 29/10/2024, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần ngân hàng cũng đã kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với ông Ngo Tony.
Lý do được nhóm cổ đông đưa ra là vì ông Ngo Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Ngân hàng Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông./.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận nâng vốn điều lệ của Eximbank từ 17.470 tỷ đồng lên gần 18.688 tỷ đồng.
Từ đầu tháng 11, hàng loạt ngân hàng đã tăng lãi suất huy động nhằm thu hút vốn, có ngân hàng còn tăng đến lần thứ 2 trong tháng.
Theo phê duyệt được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 8/11/2024, dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tiên Hải có diện tích sử dụng đất là 234ha; quy mô dân số khoảng 10.087 người.
Hội nghị xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM dự kiến sẽ diễn ra trước ngày 15/12/2024. Hiện Sở Xây dựng đang được UBND TP.HCM giao khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức, trình lãnh đạo thành phố thông qua trước ngày 30/11.
Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển căn hộ thương mại vừa túi tiền như áp dụng chính sách miễn giảm thuế đất, thuế doanh nghiệp, hay tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất… thậm chí “cộng điểm ưu tiên" khi chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở vừa túi tiền.
Do chủ đầu tư đang thế chấp bất động sản và quyền tài sản, quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư phải giải chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc nhà ở và quyền sử dụng đất này trước khi ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng.
Việc xử lý được yêu cầu trên cơ sở xem xét toàn diện các yếu tố thực tiễn khách quan, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí và tính khả thi của phương án giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, vì lợi ích chung, tổng thể, giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản…
Nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện các dự án nhà ở tại các dự án của Trung Thủy, Vinalines, ô tô Hòa Bình… khi "bắt tay" doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải xây nhà ở thương mại đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại kết luận vừa được ban hành.
Dù không cùng chủ đầu tư, nhưng dự án chung cư The Fibonan đang liên tục được các đơn vị môi giới, bán hàng giới thiệu, quảng cáo lập lờ đánh lận con đen kiểu gắn mác với "Ecopark" - một thương hiệu đã khẳng định được vị thế từ nhiều năm qua.
Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay. Ngoài áp lực thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng mùa vụ cuối năm, việc tỷ giá nổi sóng gần đây được cho là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng đồng loạt tăng biểu lãi suất tiền gửi.